Nuôi tôm nói chung và nuôi tôm trên cát nói riêng hiện nay đang khá phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Thực tế cho thấy nghề nuôi tôm mang lại thu nhập khá cao cho người dân. Chính vì thế nó không ngừng cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng. Cùng với đó nghề nuôi tôm sử dụng khá nhiều nước và lượng nước thải ra môi trường trong quá trình nuôi là không hề nhỏ. Vì thế nghiên cữu các biện pháp xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả đảm bảo an toàn với môi trường là rất cần thiết. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin tổng hợp các kỹ thuật để xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.
nghệ nuôi tôm đã hình thành từ khá sớm trên thế giới. Tuy nhiên nghề nuôi tôm hiện đại, đầu tư bài bản với những nghiên cứu chuyên sâu chỉ mới phát triển vài thập kỷ trở lại đây. Trên thế giới hiện nay có 2 khu vực phát triển mạnh nghề nuôi tôm là khu vực Nam Mỹ và khu vực châu Á. Với nhiều lợi thế về khí hậu, địa lý đây được xem là những vựa nuôi tôm lớn cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho các thị trường chủ yếu như Hoa Kỳ và châu Âu.
Trong khi đó nghề nuôi tôm tại Việt Nam cũng đã bắt đầu manh nha từ những năm 70 của thế kỷ 20. Tuy nhiên vào thời điểm đó việc nuôi tôm diễn ra ở quy mô nhỏ, mô hình nuôi còn lạc hậu nên cho năng suất không cao. Từ những năm đầu thế kỷ 21 trở lại đây nghề nuôi tôm đã có những bước phát triển vượt bạc. Nhờ có sự góp mặt của sản phẩm bạt lót hồ nuôi tôm nên diện tích nuôi trồng được tăng lên mạnh mẽ. Không chỉ các mô hình nuôi truyền thống và rát nhiều mô hình mới như nuôi tôm trên cát trong ao bạt, nuôi tôm trong nhà kính...được áp dụng tại Việt Nam. Các mô hình này đã và đang góp phần biến Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên một thực trạng đang khiến người nuôi tôm Việt Nam gặp nhiều khó khăn là việc dịch bệnh diễn ra quá nhiều khiến cho chi phí sử dụng thuốc tăng cao. Cùng với đó là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm cao so với quy định của các nước phát triển khiến cho việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này nhưng có một nguyên nhân quan trọng là do chưa xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả. Đây là mô hình sử dụng khá nhiều nước nên lượng nước thải ra mô trường rất lớn. Nếu không có biện pháp xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của ngành nuôi tôm ở nước ta.
Như trên chúng tôi đã trình bày việc nuôi tôm sử dụng khá nhiều nước từ tự nhiên. Một ví dụ dễ thấy nhất là đối với mô hình nuôi tôm trên cát ngoài sử dụng nước biển ven bờ còn sử dụng nước ngọt được khai thác ngầm ngay gần khu vực nuôi. Vì thế nếu không được quản lý chặt chẽ thì nghề nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Nhiều vùng ven biển đã gặp phải tình trạng xâm nhập mặn đối với nguồn nước ngầm gây những hệ lụy lâu dài khó khắc phục.
Lượng chất thải sinh ra trong quá trình nuôi tôm cũng là rất lớn. Hòa trong nước thải từ hoạt động nuôi tôm là thức ăn thùa, phân tôm, dư lượng hóa chất, dư lượng khác sinh, mầm bệnh...Ô nhiễm chủ yếu từ hoạt động nuôi tôm là ô nhiễm nito và phosphore. Nguồn ô nhiễm này là từ thức ăn dư thừa và thức ăn được tôm chuyển hóa và bài tiết dưới dạng amoniac. những chất thải này là các loại khó phân hủy trong tự nhiên và cần được xử lý đúng cách nếu không sẽ có những hậu quả tác động lâu dài.
Lượng chất thải sinh ra có liên quan với công nghệ sản xuất thức ăn và hệ thống nuôi tôm. Nitơ và photpho là những nguyên tố chủ yếu trong chất thải bắt nguồn từ thức ăn. Việc cho thức ăn quá nhiều, tính chất nguồn nước không ổn định, thức ăn dễ tan, thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì nitơ… là những yếu tố liên quan với nước thải có chứa nhiều nitơ và phospho.
Các nguồn khác của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi (lab-lab) và chất lắng đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan, huyền phù… là do nước lấy vào mang theo. Chất thải nuôi thuỷ sản còn có chứa một ít dư lượng của các chất kháng sinh, dược phẩm, thuốc trị liệu và kích thích tố.
Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, phospho và các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng và rộng dinh dưỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan trong vực nước tự nhiên. Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước tù.
Xem Thêm: Báo giá màng chống thấm HDPE
Xử lý nước thải nuôi tôm là vấn đề quan trọng để đảm bảo hiệu quả lâu dài của vùng nuôi. Hiện nay có rất nhiều biện pháp để xử lý nước thải nuôi tôm khác nhau. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định. Việc áp dụng mô hình xử lý nước thải nuôi tôm nào phụ thuộc vào điều kiện thực tế tại vùng nuôi:
* Nhóm các phương pháp sinh học xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả:
Do nước thải từ quá trình nuôi tôm chứa nhiều chất hữu cơ nên hiện nay có khá nhiều phương pháp sinh học được áp dụng để xử lý ván đề này. Có 2 hướng đi chủ yếu trong xử lý nước thải nuôi tôm bằng phương pháp sinh học là sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước và sử dụng hệ động vật thủy sinh để hấp thụ lượng chất hữu cơ trong nước thải nuôi tôm
- Sử dụng hệ vi sinh vật để xử lý nước thải nuôi tôm::
Nguyên lý khi áp dụng phương án vi sinh vật xử lý nước thải nuôi tôm là có một số loại vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và khoáng chất trong nước làm thức ăn. Nhờ đặc điểm này nên nước thải từ quá trình nuôi tôm được bổ sung thêm các vi sinh vật có khả năng phân hủy chất hữu cơ để chúng giúp tiêu hủy toàn bộ lượng chất hữu cơ trong nước thải nuôi tôm. Nước thải sau khi được xử lý bằng vi sinh vật sẽ đảm bảo không còn dư lượng chất hữu cơ, an toàn với môi trường.
Một số chế phẩm vi sinh thường dùng để cải thiện môi trường nước ao nuôi tôm, cá như Super VS, BRF-2 quakit… Thành phần sinh học của chế phẩm này gồm nhiều chủng loại vi sinh, tập hợp các thành phần men ngoại bào của quá trình sinh trưởng vi sinh; các enzyme ngoại bào tổng hợp; các chất dinh dưỡng sinh học và khoáng chất kích hoạt sinh trưởng ban đầu và xúc tác hoạt tính. Chúng có khả năng tiêu thụ các chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi trong ao hồ. Hay nói cách khác, chúng có tác dụng phân giải chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan từ phân tôm, các thức ăn thức ăn thừa tích tụ đáy ao nuôi, tạo được sự ổn định, duy trì chất lượng nước và cả màu nước trong ao hồ. Mặt khác chế phẩm này còn giúp giảm thiểu được các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, aeromonas, E.coli…, làm tăng thêm lượng oxy hòa tan trong môi trường nước ao nuôi và giảm thiểu lượng amoniac.
Xem Thêm: Kỹ thuật nuôi tôm trên cát hiệu quả cao
- Phương pháp sử dụng hệ động thực vật hấp thụ chất hữu cơ trong xử lý nước thải nuôi tôm:
Nguyên lý khi sử dụng phương án xử lý chất thải nuôi tôm bằng hệ động thực vật dựa trên cơ sở chuyển hóa chuỗi thức ăn. Chất thải hữu cơ trong quá trình nuôi tôm được sử dụng làm thức ăn cho một số loại động thực vật thủy sinh. Nước thải từ quá trình nuôi tôm sau khi được hấp thụ chất hữu cơ sẽ đảm bảo điều kiện thải ra môi trường bên ngoài. Thông thường người ta sử dụng các loại thực vật để hấp thụ lượng chất thải hữu cơ từ nito, phospho và carbon để làm tăng sinh khối của thực vật. Các sinh vật phù du, rong rêu, và các loại cây ngập mặn khác là những thực vật được sử dụng trong phương pháp này.
Sau khi chất thải từ ao nuôi được các loại thức vật hấp thụ sẽ sử dụng tiếp các loại động vật ăn thực vật để tiếp tục chuyển đổi chuỗi thức ăn. Các loài động vật ăn thực vật ven biển phổ biến như ngao, vẹm, sò...Các loài động vật này sẽ giúp tiêu hóa sinh vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải (Micheal J. Phillips, 1995)
Trong thực tế để đảm bảo hiệu quả trong xử lý nước thải nuôi tôm người ta sẽ áp dụng phối hợp nheieuf biện pháp khác nhau, kết hợp nhiều tác nhân khác nhau để giúp giải quyết triệt để các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải. Việc phối hợp nhiều biện pháp khác nhau sẽ cho kết quả xử lý nước thải được triệt để, tiết kiệm hiệu quả..
- Sử dụng hồ sinh học trong xử lý nước thải nuôi tôm:
Hệ thống hồ sinh học xử lý nước thải nuôi tôm thường bao gồm từ 3-5 hồ được làm liên tiếp nhau. Việc xử lý nước thải nuôi tôm trong các hồ diễn ra tự nhiên nhờ tảo và các loại vi khuẩn có trong nước. Mối quan hệ giữa các vi sinh vật, thực vạt trong hồ là mỗi quan hệ thông qua ô xy và các chất dinh dưỡng.
Trong hồ luôn diễn ra các quá trình như quang hợp, khuếch tán oxy vào nước. Nhưng quá trình quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, ánh sáng chiếu vào nước phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là chiều sâu của nước và sự tồn tại hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng nhiều hay ít.. Phương pháp hồ sinh học được áp dụng ở những vùng nuôi có diện tích lớn, sẵn điều kiện tự nhiên.
- Sử dụng hệ thống đất ngập nước trong xử lý nước thải từ nuôi tôm:
Sử dụng rừng ngập mặn cũng là một giải pháp hiệu quả để xử lý nước thải nuôi tôm. Sử dụng hệ sinh thái rừng ngập mặn như một bộ lọc sinh học để giúp loại bỏ các chất hữu cơ hiệu quả. Đây là giải giải pháp xanh mang lại hiệu quả lâu dài cho nghề nuôi tôm và môi trường sinh thái.
* Các mô hình xử lý nước thải nuôi tôm tiên tiến trên thế giới và tại Việt Nạm:
Ngày nay để nâng cao hiệu quả trong xử lý nước thải nuôi tôm người ta còn áp dụng nhiều mô hình mới để vừa nâng cao năng suất chất lượng tôm vừa đảm bảo môi trường sinh thái. Các phương pháp nuôi hiện đại đang giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên và hạn chế lượng chất thải ra môi trường:
- Xử lý nước thải nuôi tôm và tuần hoàn tại Thái Lan:
Darooncho (1991) khi trồng rong biển (seaweed) trong nước thải nuôi tôm tại 2 tỉnh Chanthaburi và Songkhala –Thái Lan cho thấy lượng amoni và BOD bị hấp thu bởi rong biển là 100% và 39% sau 24 giờ. Tại Thái Lan đã sử dụng biện pháp xử lý nước thải sau khi nuôi tôm bằng các đối tượng sinh học là sò (Crassostreasp.), rong câu (Gracillaria sp.) sau đó qua lọc cát và cấp lại cho ao nuôi.
Xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp bằng ao nhuyễn thể tại Trung Quốc:
Tại Trung Quốc người ta đã kết hợp việc nuôi tôm với nuôi các loại nhuyễn thể sử dụng nước thải từ ao tôm. Các hồ nuôi nhuyễn thể được xây dựng để tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động nuôi tôm. Tỉ lệ diện tích ao nuôi tôm, ao nhuyễn thể, khu vực chứa nước dự trữ tương ứng là 1; 0.8; 0.4. Nước thải từ hoạt động nuôi tôm sẽ được bơm vào hệ thống kênh mương dẫn đến ao nuôi các loại nhuyễn thể. Nước thải của quá trình này sẽ được thu gom vào ao dự trữ và sử dụng lại cho hoạt động nuôi tôm.
- Sử dụng rong sụn để xử lý nước thải nuôi tôm:
Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Huyên, Phân viện khoa học vật liệu Nha Trang cho thấy rong sụn có khả năng hấp thụ một lượng muối amôn rất lớn với tốc độ cao. Chỉ sau 24 giờ, hàm lượng amôn trong nước từ 1.070,49 mg/l giảm xuống còn 830,10 mg/l đối với mật độ rong 400 g/m2, tương ứng trên 20%. Ðến ngày thứ 5 thì ở mọi mật độ rong thí nghiệm hàm lượng amôn trong nước giảm đi hơn 80% và nó giữ ở mức đó cho tới khi kết thúc thí nghiệm ngày thứ 10, hàm lượng amôn chỉ còn 10 % so với ngày đầu. Ðối với phosphate, sau 24 giờ rong sụn hấp thụ được từ 30 đến 60%.
Trồng rong sụn trong ao sau khi thu hoạch tôm giúp xử lý được chất đáy ao nuôi khỏi bị nhiễm bẩn bởi các chất thải tích luỹ trong quá trình nuôi tôm có hiệu quả cao. Rong sụn có thể giúp cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất đáy ao nhanh và hấp thụ các sản phẩm phân huỷ với tốc độ cao góp phần tích cực vào việc xử lý, làm vệ sinh ao đìa, không gây ô nhiễm tới vùng xung quanh. Ngoài việc giúp ta xử lý ô nhiễm đáy ao, người nông dân còn có nguồn thu nhập phụ từ rong sụn trong thời kỳ chuyển vụ. Gọi là nguồn thu phụ vì so với lợi nhuận thu từ nuôi tôm cao hơn, song nguồn thu từ trồng rong sụn hiện nay không phải là nhỏ.
Trên đây chúng tôi vừa tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả, tiết kiệm chi phí đã và đang được ứng dụng trên khắp thế giới. hy vọng bài viết sẽ giúp người nuôi tôm lựa chọn được phương án phù hợp giúp cho tăng cường hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Nếu có nhu cầu về bạt lót ao hồ nuôi tôm hãy liên hệ ngay với công ty Phú Sơn để được tư vấn và báo giá cạnh tranh. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design