Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

untitled-1

Hotline: 0986126825

3
banner-mang-chong-tham-hdpe

Kỹ thuật nuôi tôm trên cát

nuôi tôm trên cát những năm gần đây trở nên phổ biến tại nhiều địa phương ven biển. Dù vẫn đang còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng không thể phủ nhận hiệu quả của mô hình nuôi tôm trên cát. Việc áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát tại các vùng ven biển giúp tận dụng được quỹ đất kém hiệu quả mang lại thu nhập cao cho người dân.  Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày một số vấn đề trong kỹ thuật nuôi tôm trên cát hiệu quả cao.

Nuôi tôm tên cát phát triển rộng ở các tỉnh ven biển:

Nếu như trước đây việc nuôi tôm trên cát gần như là bất khả thi. Người dân chỉ quen với mô hình nuôi tôm truyền thống trong các ao đầm tự nhiên. Tuy nhiên từ những năm đầu thế kỷ 21 việc ứng dụng bạt lót hồ nuôi tôm cá bằng HDPE đã mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm ở các tỉnh ven biển. Từ việc đưa vào sử dụng bạt nhựa HDPE mà kỹ thuật nuôi tôm trên cát mới có thể nhân rộng trên cả nước.

Tại các tỉnh ven biển nơi có nhiều diện tích đất bãi ngang hoang hóa kém hiệu quả được áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát đã khiến cho cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi. Không chỉ thoát nghèo mà nhiều nơi nhờ thắng lớn từ những vụ nuôi tôm trên cát mà người dân đã trở nên giàu có.

Mô hình nuôi tôm trên cát phát triển mạnh mẽ nhất ở khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Với bờ biển dài cộng với khoảng 100000 ha đất cát hoang hóa ven biển đã và đang được chuyển đổi thành các mô hình nuôi tôm thâm canh hiệu quả cao. Tận dụng được nguồn lực đất đai hoang hóa này giúp tạo sinh kế lâu dài cho người dân nghèo ven biển.

Trong giai đoạn đầu phát triển mô hình nuôi tôm trên cát gặp khá nhiều khó khăn: kỹ thuật còn hạn chế, chi phí đầu tư ban đầu cao, tài nguyên sử dụng không hợp lý...Tuy nhiên từ giai đoạn 2010 đến nay tình hình đã được cải thiện đáng kể. Nhờ áp dụng những kỹ thuật nuôi tôm trên cát mới vào không chỉ giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai nước...mà còn giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Các kỹ thuật nuôi tôm thâm canh cao, kết hợp với việc sử dụng các chế phẩm sinh học đã làm cho mô hình nuôi tôm trên cát được nhân rộng.

Sự phát triển của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát còn lôi kéo được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Với nguồn lực mạnh cùng với sự đầu tư bài bản đã làm cho diện tích vùng nuôi không ngừng tăng lên. Một số địa phương có tiềm năng như Nghệ An, Hà Tĩnh., Bình Thuận...diện tích và quy mô các cơ sở nuôi tôm không ngừng tăng lên.

Tuy kỹ thuật nuôi tôm trên cát mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi song cũng còn tồn tại không ít khó khăn đặc biệt là ở chi phí đầu tư ban đầu. Việc đầu tư các hồ nuôi tôm lót bạt HDPE , máy móc, thiết bị, hệ thống thu gom nước thải và xử lý trước khi đổ ra môi trường...đòi hỏi chi phí không hề nhỏ. Bởi vậy nên tình trạng ô nhiễm vùng nuôi xảy ra ở nhiều nơi khi nước thải từ các ao nuôi tôm lót bạt thải trực tiếp ra môi trường. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà việc xả thải trực tiếp còn khiến cho mầm bệnh lây  lan ra các cơ sở nuôi khác. Để tiết kiệm chi phí đầu tư bạt lót hồ tôm quý khách hãy tham khảo Báo giá màng chống thấm HDPE để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Những điều cần lưu ý khi áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát đạt hiệu quả:

Để thành công với mô hình nuôi tôm trên cát thì việc nắm vững kỹ thuật là hết sức quan trọng. Kỹ thuật nuôi tôm trên cát là tổng hợp của nhiều biện pháp được phối hợp với nhau mang lại hiệu quả cao nhất. Việc xây dựng các ao nuôi tôm trên cát cần phải theo quy hoạch, được cấp phép từ cơ quan chức năng thay vì phát triển tự phát như ở nhiều địa phương. Một số vấn đề cần chú ý trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát hiệu quả:

*Xây dựng ao nuôi tôm:

Vật liệu không thể thiếu khi xây dựng ao nuôi tôm trên cát chính là bạt HDPE. Đây là loại vật liệu có độ bền cao, sử dụng được ngoài trời, chống thấm tuyệt đối khi được thi công đúng kỹ thuật. Hãy liên hệ với công ty Phú Sơn để được cung cấp bạt HDPE đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất.  Các kỹ thuật trong xây dựng ao nuôi cần chú ý là:

— Thiết kế ao với độ sâu của nước khoảng 1,5 – 2m, độ rộng bờ ao là 2m

— Lót bạt HDPE quanh bờ và đáy ao

— Xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy trình

— Thiết kế đường ống D114 – D200 mm để dễ dàng cấp/ thoát nước cho ao tôm.

-- Xây dựng hệ thống xi phong đáy ao để thay nước dễ dàng.

— Lắp đặt quạt nước, sủi khí cho ao

+> Ao mới xây dựng: tiến hành bơm nước vào ao, rửa sạch bạt, sau đó tháo cạn nước cho ao nuôi

Đối với ao nuôi tôm nên sử dụng loại bạt lót hồ dày 0.3-0.5mm để tiết kiệm chi phí và có thể thay thế sau từ 4-6 vụ nuôi. Đối với ao nuôi cũ cần phải vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra sửa chữa những vị trí bị hư hỏng, làm sạch bằng máy chà bạt HDPE, phơi ao trước khi thả nuôi.

*Xử lý nước cho ao nuôi tôm thẻ trên cát:

Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng khi phát triển mô hình nuôi tôm trên cát. nguồn nước chủ yếu lấy từ tự nhiên nên nếu không có giải pháp kiểm soát hiệu quả chất lượng nước sẽ rất nguy hiểm cho tôm nuôi. Nước trước khi cấp cho ao nuôi phải được lắng lọc bằng lưới nhỏ để loại bỏ các loại ấu trung, thiên địch gây hại cho tôm.  Nước cáp cho ao tôm phải đảm bảo sạch sẽ, khử trùng bằng Chlorine theo khuyến cáo và được sục khí từ 3-4 ngày.

*Gây màu nước cho ao nuôi tôm trên cát:

xanh. Quý bà con có thể thực hiện gây màu nước bằng các loại phân vô cơ, chế phẩm sinh học hoặc lên men nguyên liệu.

Lưu ý rằng, màu nước lên đẹp nhất khi được thực hiện trong thời tiết nắng ấm kéo dài khoảng 5 ngày. Nếu màu nước trong ao không đạt chuẩn vàng xanh thì không được thả giống.

*Kỹ thuật chọn giống tôm nuôi trên cát:

Cùng với nguồn nước thì giống cũng là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả của mô hình nuôi tôm trên cát. Rất nhiều người đã gặp phải thất bại khi lựa chọn nguồn giống trôi nổi trên thị trường. Nếu không tự chủ động được nguồn giống tôm thì cần tìm những địa chỉ uy tín, có cam kết bảo hành để mua được con giống chất lượng.

Cũng giống như mô hình nuôi tôm trong ao đất, ao lót bạt, tôm cần phải được ngâm trong túi chứa bỏ xuống ao nuôi khoảng 15 phút để tôm có thể thích nghi dần với môi trường nước ao. Mật độ thả khoảng 150 – 300 con/mcòn tùy thuộc vào từng mô hình. Nên thả tôm giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

*Quản lý việc cho tôm ăn:

Cũng giống như việc chọn giống thì thức ăn cho tôm nuôi cũng cần tìm những hãng uy tín để mua. Cùng với đó cần phải lựa chọn loại thức ăn đúng theo độ tuổi của tôm. Cùng với đó là bổ sung vi sinh, khoáng chất, vitamin để đảm bảo sức khỏe cho tôm nuôi.

Cho tôm ăn 3 – 5 cử/ngày, thường xuyên kiểm tra lượng ăn của tôm bằng nhá để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi. Mỗi hộ nuôi hãy trang bị cho mình một cuốn nhật ký cho ăn để có thể dễ dàng theo dõi và tính lượng thức ăn phù hợp. Do ao được lót bạt nhựa HDPE nên việc kiểm soát lượng thức ăn cho tôm dễ dàng hơn nhiều so với các ao nuôi truyền thống.

*Phòng và điều trị bệnh trên tôm nuôi:

Tôm khá mẫn cảm với các loại dịch bệnh. Dịch bệnh trên tôm thường có xu hướng lây lan nhanh, chết hàng loạt. Nhiều vùng nuôi tôm trên cát đã từng chứng kiến các đợt dịch bệnh lớn khiến cho sản lượng sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy công tác phòng bệnh phải được đặt lên hàng đầu. Bắt đầu tư việc kiểm soát nguồn nước, nguồn thức ăn cung cấp cho tôm nuôi.  Các biện pháp phải thực hiện thường xuyên bao gồm:

Định kỳ xét nghiệm PCR bằng máy Pockit Micro Plus hoặc máy Pockit Xpress để chẩn đoán các bệnh thường gặp trên tôm. Các hộ nuôi đơn lẻ có thể góp tiền như kiểu hợp tác xã để cùng sở hữu 1 chiếc máy PCR thuận tiện cho việc kiểm soát dịch bệnh.

Khi phát hiện tôm có các dấu hiệu của bệnh, xét nghiệm PCR cho kết quả DƯƠNG tính thì hãy liên hệ ngay cho chuyên gia Dr.Tom, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con quy trình điều trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất

*Thu gom và xử lý nước thải từ nuôi tôm trên cát:

Việc xử lý nước thải là hết sức cần thiết để đảm bảo hiệu quả lâu dài từ mô hình này. Tuy nhiên đây lại là vấn đề khá nhức nhối tại các vùng nuôi tôm trên cát. Rất nhiều hộ dân để giảm chi phí sẵn sàng thải nước từ ao nuôi trực tiếp ra mô trường. Đây là một việc làm cần phải dừng lại ngay. Nước thải trong ao tôm cần phải được thu gom, xử lý vi sinh đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường ngoài.

Trên đây chúng tôi vừa tổng hợp những lưu ý khi áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát. Hy vọng qua bài viết này  giúp cho người nuôi nắm được những yêu cầu cơ bản khi triển khai mô hình này. Nếu cần cung cấp bạt lót hồ tôm hãy liên hệ công ty Phú Sơn qua hotlinezalo 0986126825 để được tư vấn và báo giá. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
DANH MỤC SẢN PHẨM
hotlinesidebar
THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 21
Trong ngày: 128
Trong tuần: 1878
Lượt truy cập: 1749464
* THÔNG TIN CÔNG TY

- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội  

- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội

-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Di động: 0986126825          Website: https://xaylapphuson.vn/

- Điện thoại: 0246 2592729   Email: phuson2015@gmail.com 

20150827110756dathongbao

GOOGLE MAP

FACEBOOK

THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design