Phương pháp nuôi tôm trên cát đã có mặt tại các vùng ven biển từ những năm đầu của thế kỷ 21. Trải qua nhiều biến động hiện nay phương pháp nuôi tôm trên cát đã có được chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng nuôi tôm Việt Nam. Cả năng suất sản lượng cũng như chát lượng của sản phẩm tôm nuôi trên cát đã đóng góp quan trọng cho lĩnh vực xuất khẩu tôm trị giá hàng tỷ USD mỗi năm. Mặc dù còn một số khó khăn song phương pháp nuôi tôm trên cát trong ao lót bạt dã cho thấy nhiều lợi ích đáng ghi nhận. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để phát triển mô hình nuôi tôm trên cát bền vững, hiệu quả cao.
Có thể nói phương pháp nuôi tôm trên cát đã nâng tầm phát triển của ngành tôm Việt Nam trong những năm gần đây. Sự hiệu quả của phương pháp mang lại là đã tận dụng được nguồn lực đất đai kém hiệu quả ven biển đẻ biến thành các mô hình cho thu nhập cao. Cả một vùng duyên hải từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã và đang được tận dụng các diện tích sản xuất kém hiệu quả biến thành các ao nuôi tôm.
Sự phát triển của phương pháp nuôi tôm trên cát phải kể đến phát kiến trong việc sử dụng màng chống thấm HDPE. Màng chống thấm HDPE hay bạt HDPE, bạt lót hồ ao..là tên gọi của sản phẩm nhựa tổng hợp với thành phần chính là nhựa nguyên sinh và carbon đen. Đây là loại vật liệu có rất nhiều ứng dụng trong thực tế hiện nay. Và sử dụng màng HDPE để nuôi tôm trên cát là một phát kiến lịch sử đối với ngành nuôi tôm. Việc sản phẩm màng HDPE được sản xuất trong nước đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực nuôi tôm trên cát. Quý bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm về màng chống thấm HDPE để hiểu hơn về sản phẩm này.
Phương pháp nuôi tôm trên cát đòi hỏi một cái nhìn tổng thể để đem tới hiệu quả bền vững nhất. Vào nhiều thời điểm ở một số địa phương do không nắm dược kỹ thuật nuôi tôm trên cát nên nhiều người đã gặp phải thất bại, nhiều mô hình ao nuôi phải bỏ hoang rất lãng phí. Để phương pháp nuôi tôm trên cát đem lại hiệu quả cao các bạn nên tham khảo quy trình xây dựng mô hình nuôi tôm trên cát từ các chuyên gia thủy sản:
*Xây dựng ao nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và quy mô đầu tư:
Để nuôi tôm trên cát hiệu quả người dân đang có 2 mô hình ao nuôi để lựa chọn là ao nuôi nổi và ao nuôi chìm. Tất cả các ao nuôi đều được sử dụng bạt HDPE để lót. Dù là ao nuôi nổi hay ao nuôi chìm thì khi xây dựng ao nuôi cần tuân thủ các yêu cầu quan trọng:
-Nên xây dựng ao nuôi tôm trên các diện tích đất cát bãi ngang ven biển. Điều này vừa giúp tận dụng được quỹ đất và giảm tác động từ các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão lụt, gió lốc...
-Vị trí xây dựng ao nuôi cần đảm bảo nguồn cấp nước sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Do nuôi tôm trên cát sử dụng cả nước biển và nước ngọt từ giếng ngầm nên cần hết sức chú trọng điều kiện nguồn nước cấp cho mô hình.
-ở giai đoạn 1 thì ao nuôi nên được làm với diện tích khoảng 200-300m2 độ sâu khoảng 2m.
-Tất cả ao nuôi tôm cần được lót bạt HDPE đảm bảo chất lượng và độ bền cũng như chi phí đầu tư. Các bạn đọc có nhu cầu hãy liên hệ với công ty Phú Sơn để được cung cấp bạt lót hồ nuôi tôm cá bằng HDPE đảm bảo chất lượng , giá tốt.
*Xử lý nguồn nước cho mô hình nuôi tôm trên cát trong ao bạt:
Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các mô hình nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm trên cát nói riêng. Để đảm bảo hiệu quả lâu dài cần quan tâm đến việc xử lý nguồn nước cấp và cả nguồn nước thải từ hoạt động nuôi tôm trên cát. Do đặc điểm của mô hình là sử dụng nước biển từ tự nhiên và nước ngọt từ giếng ngầm nên cần phải chú trọng đến cả 2 nguồn nước này.
-Hệ thống kênh mương dẫn nước vào ao nuôi, giếng khoan cấp nước ngọt cần được xây dựng theo quy hoạch của cơ quan quản lý.
-Xây dựng hệ thống lắng lọc trước khi đưa nước vào ao nuôi tôm trên cát. Cụ thể trước khi nước được đưa vào ao nuôi cần phải được lọc qua lưới lọc cỡ nhỏ để loại bỏ các ấu trùng và các loại giáp xác gây hại cho tôm.
-Xây dựng khu vực pha chế nước biển và nước ngọt để có được dộ mặn phù hợp với sự sinh trưởng của tôm nuôi
-Trước khi đưa nước vào ao nuôi cần khử khuẩn và sục khí từ 3-4 ngày.
-Hệ thống cung cấp nước cho ao nuôi tôm cần được thiết kế khoa học, hợp lý với điều kiện thực tế tại vùng nuôi.
Sau khi đã xây dựng được ao nuôi tôm trên cát lót bạt đúng theo yêu cầu thì cần phải quan tâm tới các vấn đề kỹ thuật và quản lý dịch bệnh trong nuôi tôm: gây màu nước, thả tôm, cho ăn, phòng và điều trị bệnh...:
*Gây màu nước cho mô hình nuôi tôm trên cát:
Gây màu nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của phương pháp nuôi tôm trên cát. Một số lưu ý quan trọng khi gây màu nước cho mô hình nuôi tôm trên cát trong ao bạt:
- Màu nước nên có màu xanh, nếu màu nước không có màu xanh thì không nên thả giống.
- Có thể gây màu nước bằng một số loại phân vô cơ, chế phẩm sinh học hoặc lên men nguyên liệu.
Yêu cầu kỹ thuật trong chọn và thả giống tôm:
Tôm giống là vấn đề khá phức tạp đối với người nuôi tôm tại Việt nam. Rất nhiều người đã không mua được tôm giống chất lượng dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Lựa chọn tôm giống không đảm bảo chất lượng có thể khiến cho người nuôi gặp thiệt hại nặng nề. Một số yêu cầu kỹ thuật khi lựa chọn tôm giống:
- Số lượng, chất lượng con giống phải đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 10257:2014.
Lựa chọn những cơ sở cung cấp giống uy tín và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
Tôm phải khỏe, bơi ngược dòng và âm tính với xét nghiệm PCR.
Trước khi thả nên ngâm túi chứa tôm giống và nước ao nuôi khoảng 15p để tôm dần thích nghi với môi trường mới.
Mật độ thả tôm từ 700-1000 con/m2 tùy theo từng mô hình.
Tôm nên thả vào sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh sốc nhiệt.
* Quản lý nguồn thức ăn cho tôm nuôi:
Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của phương pháp nuôi tôm trên cát. Một trong những ưu điểm của mô hình nuôi tôm trên cát là việc quản lý thức ăn dễ dàng hơn so với các mô hình khác nhờ ao đã được lót bạt:
- Lựa chọn đơn vị cung cấp thức ăn cho tôm uy tín, có thương hiệu, chế độ bảo hành rõ ràng minh bạch.
- Lựa chọn thức ăn phù hợp với các giai đoạn phát triển của tôm
- Kiểm soát lượng thức ăn dư thùa để tránh làm ô nhiễm ao nuôi.
*Phòng và điều trị bệnh trong mô hình nuôi tôm trên cát:
Mô hình nuôi tôm trên cát cũng thường xuyên gặp các loại bệnh phổ biến. Việc kiểm soát phòng trừ dịch bệnh cần được thực hiện liên tục để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.:
Hằng ngày, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, bổ sung các chế phẩm sinh học để kiểm soát môi trường và hạn chế tối đa việc thay nước.
Thường xuyên vệ sinh dụng cụ cho ăn. Tránh để dư thừa thức ăn điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Những ngày thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, tôm đang lột xác … cần giảm lượng thức ăn từ 30-50% hằng ngày.
Trên đây là những lưu ý khi áp dụng phương pháp nuôi tôm trên cát bền vững đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng bài viết đã góp phần giúp người nuôi có những kiến thức cơ bản để áp dụng vào thực tế. Nếu có nhu cầu về bạt lót hồ tôm hãy liên hệ với công ty Phú Sơn để được cung cấp và thi công. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design