Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

untitled-1

Hotline: 0986126825

3
banner-mang-chong-tham-hdpe

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt

Nuôi cá lóc trong ao bạt hiện nay là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu thay cho việc thu hoạch từ tự nhiên. Trong những năm gần đây xu hướng nuôi cá lóc trong ao bạt được người dân ở nhiều nơi áp dụng cho thu nhập ổn định, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân ở nông thôn. Trong khuôn khổ bài viết này công ty Phú Sơn sẽ tổng hợp các kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt chủ yếu được đúc rút từ kinh nghiệm của nhiều người nuôi trên cả nước. Chúng tôi đã cung cấp bạt lót ao nuôi cá cho nhiều hộ gia đình trên cả nước. Nếu có nhu cầu sử dụng bạt lót hồ ao nuôi cá hãy liên hệ với công ty Phú Sơn qua hotline/zalo 0986126825 để được tư vấn hỗ trợ.

Mô hình nuôi cá lóc trong ao bạt dễ làm, hiệu quả cao:

Với sản lượng đánh bắt tự nhiên ngày một giảm trong khi nhu cầu về thịt cá lóc lại rất lớn nên việc nuôi nhốt nhân tạo là hết sức cần thiết. Cá lóc là loại cá thương phẩm rất được thị trường ưa chuộng nhờ chất lượng thịt thơm ngon và nhiều dinh dưỡng. Chính vì thế mô hình nuôi cá lóc trong ao bạt ra đời mang lại hướng đi mới đầy hiệu quả cho ngành nuôi cá.

Sử dụng bạt lót ao nuôi cá là giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cho người dân so với các mô hình khác. Bạt lót ao nuôi cá được sử dụng phổ biến nhất là màng HDPE dày 0.5mm. Đây là loại vật liệu nhựa tổng hợp với thành phần chính là nhựa nguyên sinh kết hợp với carbon đen và một số loại phụ gia khác. Đặc điểm của loại vật liệu này là sử dụng được ngoài trời nên có độ bền rất cao giúp tiết kiệm chi phí cho người nuôi. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng bạt lót hồ cá hãy liên hệ với công ty Phú Sơn qua hotline/zalo 0986126825 để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Mô hình nuôi cá lóc trong ao bạt cho hiệu quả kinh tế caoMô hình nuôi cá lóc trong ao bạt cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi cá lóc trong ao bạt có rất nhiều ưu điểm khi linh hoạt trong quy mô, có thể nuôi thâm canh với mật độ cao, dễ dàng trong quản lý thức ăn con giống, quản lý quá trình sinh trưởng và phát triển dễ dàng, kiểm soát bệnh tật đơn giản hơn rất nhiều so với các mô hình khác. Chính vì kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt không quá phức tạp nên hiện nay mô hình này đang được nhân rộng ra nhiều địa phương cho thu nhập ổn định cho người dân. Phương pháp nuôi cá lóc trong ao bạt hứa hẹn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.

Nếu áp dụng tốt kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt người dân sẽ có thu nhập tương đối cao chỉ trên một diện tích nhỏ  ngay tại gia đình. Chúng tôi đã gặp khá nhiều người nông dân tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh vùng ĐBSCL có thu nhập rất cao trên mọt diện tích nuoi chỉ vài trăm m2. Có gia đình một khách hàng mua màng chống thấm HDPE của chúng tôi đã nuôi hàng chục tấn cá lóc chỉ trong diện tích chưa đầy 200m2.

Quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt:

Tuy kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt cũng không quá phức tạp song để mang tới hiệu quả tối đa người nuôi cũng cần áp dụng linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế. Việc quyết định mô hình nuôi phù hợp với điều  kiện thực tế, vốn đầu tư và nhân lực của từng người nuôi. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề cần quan tâm khi áp dụng kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt:

*Kỹ thuật thiết kế ao lót bạt nuôi cá lóc:

Việc sử dụng bạt nhựa HDPE khiến cho việc thiết kế ao nuôi cá lóc trở nên linh hoạt dễ dàng. Chúng ta có thể áp dụng nhiều kiểu ao nuôi cá lóc khác nhau tùy theo điều kiện thực tế. phổ biến nhất hiện nay là có thể lựa chọn giữa ao chìm và ao nổi; lựa chọn giữa ao nuôi hình vuông và ao nuôi hình tròn. Cho dù bạn lựa chọn kiểu ao nuôi nào thì diện tích được khuyến nghị từ 30-200m2. Ao có thể được chia ra nhiều ngăn khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá lóc. Hoặc trong một vùng nuôi lựa chọn xây dựng nhiều kích cỡ ao khác nhau để đưa cá vào nuôi theo các giai đoạn khác nhau.

Với mức nước nuôi cá lóc trong ao bạt được duy trình từ 0.5-1m tùy theo gia đoạn phát triển của cá thì chiều cao của ao nuôi khoảng từ 1-1.5m. Nếu lựa chọn kiểu ao chìm thì cần đào sâu xuống khoảng 1.5m sau đó mới tiến hành lót bạt cho ao nuôi. Với kiểu ao nổi thì hiện nay các đơn vị như công ty Phú Sơn chúng toi có cung cấp các loại bể bạt HDPE kích thước theo yêu cầu. Người dân chỉ cần mua về sau đó lắp vào khung là có thể sử dụng được rất lâu dài.

Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt không quá phức tạp, dễ tiếp cậnKỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt không quá phức tạp, dễ tiếp cận

Do là mô hình nuôi cá lóc trong ao lót bạt nên có thể thực hiện trên nhiều địa hình khác nhau. yêu cầu chủ yếu là nền ao lót bạt phải được làm bằng phẳng, đặc chắc, có hệ thống tiêu thoát nước. Việc làm nền ở kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt căn cứ vào mô hình ao nuôi lựa chọn. Nền có thể là nền bê tông, nền đất, nền cát...

Tham khảo: Kỹ thuạt nuôi tôm trên cát

Lựa chọn loại bạt HDPE phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hiện nay bạt lót hồ nuôi cá có khá nhiều loại khác nhau về độ dày. Tuy nhiên với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp bạt HDPE chúng tôi khuyến nghị người dân nên sử dụng loại bạt có độ dày 0.5mm là phù hợp. Mặc dù có nhiều loại bạt có độ dày tốt hơn song khi sử dụng nuôi cá, nuôi tôm hay các loại thủy sản khác thì bạt có độ dày 0.5mm là hợp lý nhất về cả yêu cầu kỹ thuật và chi phí đầu tư. Nếu quý khách chưa lựa chọn được đơn vị cung cấp bạt lót hồ uy tín hãy liên hệ ngay với công ty Phú Sơn qua hotline/zalo 0986126825 để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ tốt nhất.

*Kỹ thuật thả và chăm sóc cá lóc trong ao bạt:

Ngoài tự nhiên cá lóc được đánh giá là loại cá dữ, có sức cạnh tranh cao. Những đặc tính này ảnh hưởng mạnh đến kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt. Việc nuôi cá lóc trong ao bạt nên được áp dụng với cá có cùng kích thước, độ tuổi để tránh tình trạng cá lớn ăn thịt cả bé. Quá trình chăm sóc phải lựa chọn lượng thức ăn phù hợp để đáp ứng tối đa nhu cầu của cá tránh để chúng đối và tấn công lẫn nhau.

- Kỹ thuật chọn giống cá lóc nuôi trong ao bạt:

Chuẩn bị cá lóc giống là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt. Như trên chúng tôi đã trình bày cá lóc là loài cá dữ có tính cạnh tranh cao nên chỉ nên lựa chọn giống có cùng kích thước, độ tuổi. Nếu không tự sản xuất được giống cá thì cần mua từ những trang trại uy tín, có bảo hành. Tránh tình trạng tham giá rẻ mua phải cá giống kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới quá trình chăn nuôi. Một số kỹ thuật lựa chọn cá lóc giống nuôi trong ao bạt:

  • Cá đồng cỡ.
  • Không bị xây xát.
  • Cá không có các triệu chứng bệnh.
  • Cá bơi theo đàn.
  • Cá có màu sắc đặc trưng của loài.

Kỹ thuật lựa chọn nguồn nước khi nuôi cá lóc trong ao bạt:

Nguồn nước cũng là yếu tố quan trong trong kỹ thuật nuôi cá lóc bằng ao lót bạt. Nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá lóc. Với những ao nuôi mới được lót bạt thì cần phải cấp xả nước một vài lần để tráng ao. Đối với các ao đã nuôi rồi giờ thả lại vụ mới thì phải vệ sinh sạch sẽ, sử dụng voi bột diệt khuẩn, phơi nắng  trước khi cấp nước cho vụ nuôi mới.

Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt

Lượng nước trước khi cho vào ao nuôi nên được lọc sạch rác bẩn, diệt khuẩn bằng hóa chất trước khi cấp cho ao nuôi. Nên cấp cho ao nuôi 0.6m chiều cao nước trước khi bơm đầy theo yêu cầu. Nước pahir sạch sẽ, tránh sử dụng nguồn nước ô nhiễm, nước nên được xử lý vi sinh trước khi thả giống.

-  Kỹ thuật thả cá lóc giống khi nuôi cá trong ao bạt:

Việc thay đổi môi trường nước của cá rất dễ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt. Do đó cần canh thời gian thả cá lóc vào bể nuôi lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh thời tiết nắng nóng, hoặc có mưa.
Cá trước khi thả vào bể nuôi cần có các biện pháp xử lý nấm bệnh, loại bỏ ngoại ký sinh. Đây là bước vô cùng quan trọng, cần theo dõi kỹ để có biện pháp xử lý tránh việc gây sốc cho cá.

Mật độ cá lóc nuôi trong ao bạt khi thả giống khoảng 120-150 con/1m2. Sau khoảng 1 tháng nuôi sẽ đưa cá về mật độ khoảng 100 con/1m2. Lúc này cần vớt các loại cá có cùng kích cỡ để nuôi chung với nhau trong từng ao riêng biệt.

-  Quản lý môi trường nuôi cá lóc trong ao bạt:

Cá lóc giống sau khi thả vào ao lót bạt sẽ bị ảnh hưởng bởi nước và điều kiện thức ăn. Trong đó môi trường nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cá lóc nuôi trong ao. Thức ăn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi. Chính vì vậy việc quản lý môi trường nuôi hết sức quan trọng. Việc quản lý chất lượng nguồn nước cần được thực hiện 1-2 lần/1 tuần. Các yếu tố cần pahir quan tâm:

  • Nhiệt độ: Dùng nhiệt kế chuyên dụng để kiểm tra nhiệt độ của nước, thông số đạt chuẩn sẽ từ 28 - 300C.
  • Độ pH của nước: thường sẽ dao động từ 6.5 - 8.
  • Lượng oxy hòa tan:  >3mg/l sẽ đảm bảo cho cá luôn ở trạng thái tốt nhất, sức ăn tốt, phát triển nhanh.
  • Khí Ammonia: Hàm lượng khí NH- N trong bể không được vượt quá 1ppm.

Bên cạnh đó cần xử lý nguồn nước nuôi cá lóc trong ao bạt bằng vôi bột. Định kỳ từ 7-10 ngày sẽ xử lý một lần với vôi bột. Định lượng từ 2-3kg /100m2 ao nuôi lót bạt.. Sử dụng vôi bột theo định lượng hòa tan với nước, chờ cho nước vôi lắng lại sẽ gán lấy nước vôi trong. Sử dụng nước vôi trong tạt đều vào trong ao nuôi để xử lý ô nhiễm. Ngoài ra đối với các nguồn nước cấp cho ao nuôi lấy từ các nguồn tự nhiên như ao hồ, sông...thì cần phải có biện pháp xử lý riêng trước khi cho vào ao nuôi.

-  Chăm sóc quản lý dịch bệnh trong quá trình nuôi:

Cá lóc có khả năng chống chịu bệnh tật khá tốt. Chúng có thể chịu được các điều kiện thời tiết tương đối khác nghiệt. Song không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan trong quá trình chăm sóc. Phòng bệnh vẫn là một biện pháp cần thiết để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Cần chú ý kiểm soát một số loại bệnh thường gặp trong quá trình nuôi cá lóc trong ao bạt:

  • Bệnh lở loét: Định kỳ dùng vitamin C trộn vào thức ăn (5 - 10g/kg thức ăn).
  • Bệnh trắng da: Khi vận chuyển cá không làm xây xát, không nên nuôi cá ở mật độ quá dày. Tránh các yếu tố gây sốc cho cá.
  • Bệnh ngoại ký sinh trùng: Cá giống trước khi thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2 - 3% (200 - 300 gram muối pha với 10 lít nước) trong thời gian 10 - 15 phút.
  • Phòng ngừa giun sán: Thường xuyên bổ sung men tiêu hóa, vitamin, khoáng chất vào khẩu phần thức ăn. Khi cá lớn định kỳ 1 - 2 tháng nên tẩy giun bằng Vime - Clean hoặc Hadaclean trộn vào thức ăn liên tục 3 - 5 ngày với liều 2 - 3g/kg thức ăn.

Trên đây chúng tôi vừa trình bày về kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao bạt. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mọi người có được cái nhìn tổng quan về mô hình nuôi cá lóc trong ao bạt. Nếu Quý khách có nhu cầu mua và sử dụng bạt lót hồ nuôi cá, bạt lót hồ nuôi tôm, bạt lót hồ chứa nước...hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

 

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
DANH MỤC SẢN PHẨM
hotlinesidebar
THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 134
Trong tuần: 1882
Lượt truy cập: 1749475
* THÔNG TIN CÔNG TY

- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội  

- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội

-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Di động: 0986126825          Website: https://xaylapphuson.vn/

- Điện thoại: 0246 2592729   Email: phuson2015@gmail.com 

20150827110756dathongbao

GOOGLE MAP

FACEBOOK

THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design