Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

untitled-1

Hotline: 0986126825

3
banner-mang-chong-tham-hdpe

Thử nghiệm công nghệ chống hằn lún mặt đường

Hằn lún mặt đường là một hiện khá dễ gặp tại nhiều công trình giao thông đường bộ tại Việt Nam. Các vị hằn lún thường xuất hiện tại các điểm giao nhau, tại trạm thu phí...nơi  phương tiện có sự thay đổi tốc độ rõ ràng. Để khắc phục hiện tượng hằn lún mặt đường giao thông đã có nhiều phương án được nghiên cứu và thử nghiệm. Mới đây liên danh Cienco I và công ty cổ phần công nghệ PTF FLC đã thử nghiệm thi công bê tông nhựa đường cao su trên mặt cầu Thanh Trì để khắc phục hiện tượng hằn lún vệt bánh xe.

Công nghệ xử lý chống hằn lún mặt đường giao thông thân thiện với môi trường:

Trong lần thử nghiệm trên cầu Thanh Trì này các nhà thầu đã sử dụng bê tông nhựa cao su lưu hóa làm vạt liệu thảm bề mặt. Nhựa đường cao su hóa là công nghệ sử dụng bột cao su tái chế từ lốp xe cũ két hợp với nhựa đường thông thường tạo ra hỗn hợp nhựa đường cao su hóa sử dụng cho bê tông nhựa nóng. Công nghệ sử dụng nhựa đường cao su hóa có nhiều ưu điểm: Chống lún và chống nứt mặt đường, tăng tuổi thọ mặt đường, giảm hiện tượng ô xy hóa, giảm ô nhiễm môi trường (do tận dụng các lốp xe thải), giảm giá thành kinh tế so với các loại bê tông nhựa đường cùng tính chất.

Các ứng dụng chủ yếu của nhựa đường cao su hóa: Làm lớp bê tông nhựa cấp phối chặt, cấp phối gián đoạn, làm lớp bê tông nhựa rỗng tạo nhám, làm lớp trung gian hấp thụ ứng suất.

Để chế tạo được nhựa đường cao su hóa người ta tiến hành trộn bột cao su biến tính vào nhựa đường thông thường. Tỉ lệ bột cao su từ 10-25% khối lượng của hỗn hợp. Việc thay đổi tỉ lệ trộn bột cao su biến tình tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng công trình cụ thể. Ngoài ra tỉ lệ trộn bột cao su còn phụ thuộc: phụ thuộc vào loại thiết kế cấp phối và kích thước hạt cao su. Cách chế tạo được thực hiện, tỷ lệ bột cao su thay đổi từ 10 đến 25% khối lượng nhựa đường (thông thường là 15%), nhiệt độ trộn là 177 oC, thời gian khuấy từ 30 đến 60 phút.

Nhựa đường cao su hóa được thử nghiệm chống hằn lún mặt đường giao thôngNhựa đường cao su hóa được thử nghiệm chống hằn lún mặt đường giao thông

Sau khi trộn tỉ lệ cao su thích hợp thì tính chất cơ lý của nhựa đường đã thay đổi rõ rệt:. Độ kim lún chỉ còn 40 - 50, trong khi nhựa thông thường là 60 - 70. Nhiệt độ hóa mềm lên đến trên 80 oC, so với chỉ 46 oC của nhựa thông thường. Độ ổn định mashell ở nhiệt độ 60 oC tăng đáng kể.

Hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng nhựa đường cao su hóa có cỡ hạt danh định tính lớn nhất 12,5mm, được phối trộn với chất liên kết là nhựa đường cao su hóa tạo ra hỗn hợp có đặc tính chống lại hằn lún vệt bánh xe, đồng thời có tác dụng hạn chế sự bong tróc gây bởi nước và tác dụng của tải trọng. Cụ thể các chỉ tiêu kỹ thuật của hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng nhựa đường cao su hóa.

Đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông trực tiếp tại công trường cho thấy: Bộ GTVT đánh giá cao liên danh nhà thầu Cienco I và công ty cổ phàn công nghệ OTF FLC Việt Nam đã đưa vào thử nghiệm một sản phẩm công nghệ mới. Công nghệ mới này không chỉ làm giảm giá thành mà còn có tác động tích cực đến môi trường khi đã xử lý được lốp thải từ ô tô. Công nghệ mới này giúp các dự án có thêm nhiều lựa chọn cho các công trình và địa điểm xây dựng khác nhau.

Tứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: "Bộ GTVT luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đơn vị đưa vào thí điểm ở các dự án. Đồng thời, Bộ sẽ giao các cơ quan chức năng đánh giá lại, trên cơ sở các tiêu chí, đề cương cụ thể, sau một thời gian sẽ tổng kết, nếu thử nghiệm thành công sẽ cho nhân rộng”,

Xem Thêm: Báo giá lưới dịa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh chống nứt mặt đường

Giải quyết dứt điểm hiện tượng hằn lún mặt đường giao thông:

Hiện trường thử nghiệm là đoạn đường dài 300m trên mặt cầu Thanh Trì. Trong đó, đoạn (100m) sử dụng bê tông nhựa thông thường 60/70, đoạn 2 (100m) sử dụng vật liệu “nhựa đường cao su hóa - RA”, đoạn 3 (100m) sử dụng bê tông nhựa Polymer PMBIII với mục đích so sánh hiệu quả của việc sử dụng RA trong chống hằn lún vệt bánh xe. Việc thi công cùng lúc 3 mẫu để Bộ GTVT và các cơ quan chức năng dễ dàng so sánh, nghiệm thu và đánh giá chất lượng của bê tông nhựa đường cao su hóa so với các sản phẩm công nghệ cùng chức năng.

Ngay tại hiện trường  Chủ tích HĐQT Cienco I đánh giá cao về công nghệ nhựa đường cao su hóa. Ông nhấn mạnh công nghệ nhựa đường cao su hóa là sự kết hợp giữa nhựa đường thông thường 60/70vowis bột cao su từ lốp xe thải tạo thành hỗn hợp sử dụng cho hệ thống nhựa nóng. Ưu điểm khi ứng dụng công nghệ nhựa đường lưu hóa là tăng khả năng chống lún và chống nứt cho mặt đường, giảm hiện tượng ô xy hóa, giải quyết được lượng rác thải  là lốp xe cũ, Việc thử nghiệm thành công công nghệ mới này sẽ  là điều kiện thuận lợi để áp dụng rộng rãi trên nhiều công trình khác nhau qua đó giải quyết dứt điểm tình trạng hằn lún nền đường đã diễn ra trong nhiều năm qua.

"Với tính ưu việt của công nghệ này, nếu thử nghiệm thành công và áp dụng rộng rãi vào thực tế sẽ giải quyết dứt điểm được bài toán hằn lún vệt bánh xe", ông Hòa nhấn mạnh

Nhựa đường cao su hóa công nghệ mới chống hằn lún mặt đườngNhựa đường cao su hóa công nghệ mới chống hằn lún mặt đường

>>>> Bảng báo giá vải địa kỹ thuật đệt và không dệt

Đây mới chỉ là lần đầu tiên công nghệ nhựa đường cao su hóa được ứng dụng tại Việt Nam song thực tế nó đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thé giới. Các chuyên gia cho rằng đay là công nghệ tương lai có ngành cầu đường trên thế giới khi vừa nâng cao chất lượng công trình vừa giải quyết rác thải là lốp xe cũ. Việc ứng dụng công nghệ chống lún mặt đường này vừa đảm bảo các yêu càu kỹ thuật vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Với những tính năng ưu việt như: Chống lún, nứt đường, kéo dài tuổi thọ, tăng độ ma sát, hạn chế ô xy hóa công nghệ “nhựa đường cao su hoá - RA” đã được áp dụng ở một số nước tiên tiến và đang dần trở thành xu thế trong tương lai đối với ngành cầu đường trên toàn thế giới. Đặc biệt hơn nữa, công nghệ này mang lại lợi ích to lớn đối với môi trường bằng việc sử dụng lốp cao su đã qua sử dụng để xử lý tái chế.

Việc thử nghiệm thành công công nghệ chống hằn lún mặt đường bộ tại đoạn cầu Thanh Trì đã cho thấy tiềm năng lớn của công nghệ này. Hy vọng trong thời gian tới công nghệ này sẽ được phổ biến rộng rãi để góp phần nâng cao chất lượng công trình giao thông đồng thời bảo vệ môi trường bền vững.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
DANH MỤC SẢN PHẨM
hotlinesidebar
THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 168
Trong tuần: 934
Lượt truy cập: 1252945
* THÔNG TIN CÔNG TY

- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội  

- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội

-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Di động: 0986126825          Website: https://xaylapphuson.vn/

- Điện thoại: 0246 2592729   Email: phuson2015@gmail.com 

20150827110756dathongbao

GOOGLE MAP

FACEBOOK

THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design