Đường cao tốc là công trình đường bộ quan trọng để hiện đại hóa hệ thống giao thông. Hiện nay các dự án đường bộ cao tốc đang được triển khai trên nhiều địa bàn. Thiếu cát đẻ san lắp nền đường cao tốc đang diễn ra ở nhiều dự án đòi hỏi những biện pháp kỹ thuật mới, các loại vật liệu mới. Sử dụng cát biển làm nền đường cao tốc đang được thử nghiệm và bước đầu cho thấy những đánh giá tích cực. Đây là một hướng đi mới cần được nghiên cứu để giúp giải quyết bài toán vật liệu đào đắp nền đường ở rất nhiều dự án đường cao tốc sẽ triển khai trong thời gian tới.
Tại khu vực ĐBSCL do những đặc thù về địa chất nền việc thi công xây dựng cao tốc rất khó khăn. Một trong những khó khăn là chi phí đào đắp nền đường rất cao khiến cho tổng chi phí đầu tư cao hơn khu vực khác. Nguồn cát sông tại khu vực ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu cho các dự án đường cao tốc là rất lớn. Nếu vẫn cứ tiếp tục khai thác cát sông sẽ dẫn đến những hệ lụy lâu dài cho người dân trong khu vực. Việc sử dụng cát biển làm nền đường cao tốc thay cho cát sông đã và đang được thử nghiệm để giúp giảm chi phí đầu tư xây dựng cao tốc nói riêng cũng như hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực.
Cao tốc Hậu Giang - Cà Mau là dự án đầu tiên thử nghiệm sử dụng cát biển làm nền đường thay cho cát sông. Cát biển được vận chuyển từ Sóc Trăng về để thực hiện dự án cao tốc này. Đánh giá bước đầu của cơ quan chức năng ngành xây dựng cho thấy có thể sử dụng cát biển thay thế cát sông trong đào đắp nền đường cao tốc.
Nhận định trên là của Vụ Khoa học - Công nghệ Bộ Giao thông Vận tải trong đánh giá về việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Dự án đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau nằm trong tổng thể dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1 (2021-2025)
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đào đắp nền đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau.Phạm vi thí điểm thuộc đoạn tuyến hoàn trả đường tỉnh 978 tại lý trình km 79+820 dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau.
Đoạn tuyến được thí điểm cho đến thời điểm này đã hoàn thành lớp đào đắp bằng cát biển và đang thi công lớp đá dăm láng nhựa. Dự kiến đến tháng 10/2023 việc thi công đoạn đường thí điểm sử dụng cát biển này sẽ được hoàn tất và thông xe kỹ thuật.
Những đánh giá đầu tiên về việc sử dụng cát biển làm nền đường cao tốc tại đoạn thí điểm cho thấy: lớp cát biển đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về vật liệu đào đắp nền đường. Cùng với đó trong thời gian thi công chưa có bằng chứng về việc sử dụng cát biển làm tăng độ mặn, tăng hàm lượng clorua của nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Việc sử dụng cát biển cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng đất tại khu vực thí điểm.
Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường cho đánh giá sơ bộ là cát biển lấy từ Sóc Trăng có thể thay thế cho cát sông để làm nền đường cao tốc. Việc sử dụng cát biển làm nền đường cao tốc thay thế cho cát sông cho tính chất tương tự về lớp vật liệu đào đắp.
Việc sử dụng cát biển làm nền đường cao tốc trên tuyến Hậu Giang - Cà Mau không ảnh hưởng lớn đến môi trường tại khu vực thí điểm. Sự khác biệt về độ mặn tại khu vực sử dụng cát biển trước và sau khi thi công chưa có sự khác biệt rõ ràng.
Để có thêm số liệu làm cơ sở đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của cát biển sử dụng cho các dự án đường cao tốc, thời gian tới Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo Chính phủ về việc bổ sung mẫu cát biển từ các vùng miền khác nhau để nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn về nguồn và chất lượng cát biển sử dụng cho các công trình xây dựng.
>>>>Xem Thêm: Bảng báo giá vải địa kỹ thuật dệt và không dệt
Trước nhu cầu sử dụng cát làm vật liệu đào đắp nền đường cho các dự án giao thông thì cát sông khó có thể đáp ứng đủ. Việc khai thác cát sông có thể làm tăng hiện tượng sạt lở, xói mòn bờ sông nhất là tại các tỉnh ĐBSCL. Cát biển có thể là một trong những lời giản quan trọng cho bài toán thiếu vật liệu đào đắp. Tuy nhiên vẫn cần có thêm những nghiên cứu, đánh giá toàn diện về vấn đề này để đảm bảo không phá vỡ môi trường xung quanh khu vực xây dựng.
Ngày 10-7, hội đồng nghiệm thu của Bộ Giao thông vận tải cũng thông báo kết quả lần 1 thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường tại dự án đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Theo kết luận của hội đồng thì việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường cao tốc tuyến Hậu Giang - Cà Mau còn chậm, đặc biệt là công tác trienr khai thi công thí điểm tại công trường.
hội đồng cũng đề nghị Ban quản lý dự án Mỹ Thuận chỉ đạo các nhà thầu hoàn thành việc thi công tại công trường trước ngày 15/7 để chuyển sang giai đoạn quan trắc, đánh giá. Đồng thời bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng để đánh giá so sánh độ mặn của cát biển tại mỏ, trên sà lan và nền đường; bổ sung số liệu quan trắc môi trường các tháng tiếp theo để việc đánh giá chất lượng môi trường có chuỗi số liệu.. Tham khảo: Một số phương án xử lý nền đất yếu trong xây dựng giao thông
Bổ sung các so sánh, đánh giá ổn định nền đường (nếu có) của ba phân đoạn được thiết kế khác nhau; đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, giải pháp thiết kế nền móng đường, kiến nghị cụ thể việc có khả năng triển khai áp dụng các hạng mục của đường cao tốc. Bổ sung các nghiên cứu đánh giá việc sử dụng cát biển làm nền đường trong trường hợp không xử lý và có xử lý nền đất yếu
Việc sử dụng cát biển làm nền đường cao tốc là một hướng đi cần được nghiên cứu và đánh giá toàn diện. nếu cho những kết quả tốt thì đây là cơ sở để có thể áp dụng trên diện rộng tại nhiều dự án cao tốc sẽ triển khai trong thời gian tới. Đây là một tín hiệu tốt để hoàn thiện hệ thống giao thông hiện đại tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa phương khác. .
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design