Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

untitled-1

Hotline: 0986126825

3
banner-mang-chong-tham-hdpe

Quy trình thi công chống thấm ẩm chân tường

Hiện tượng thấm ẩm chân tường nhà trong điều kiện xây dựng và khí hậu tại Việt Nam là hiện tượng không quá hiếm gặp. Tuy chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng hiện tượng thấm ẩm chân tường cũng để lại những tác động nhất định đến công trình xây dựng và cuộc sống của những người phía bên trong.

Nguyên nhân chính của hiện tượng thấm ẩm chân tường thuưường là do hơi nước từ phái dưới nền nhà theo mạch vữa xây đi lên làm ẩm chân tường. Hiện tượng anyf nếu để kéo dài sẽ gây ẩm mốc chân tường, gây bong tróc sơn trang trí phái bên trong.

Tuy là vấn đề không quá lớn nhưng chúng ta cũng nên sớm khắc phục triệt để để đảm bảo chất lượng xây dựng sử dụng trong dài hạn và môi trường sống cho các thành viên bên trong.

Những yếu tố tác động đến việc thấm ẩm chân tường:

Như chúng tôi đã trình bày hiện tượng thấm ẩm chân tường không pahir là vấn đề quá lớn nhưng cũng là vấn đề khá phổ biến tại Việt Nam ơ các công trình xây dựng. Một số yếu tố tác động đến hiện tượng này có thể là:

- Khi xây dựng đã không dùng bê tông giằng tường để chống thấm. Mọt số nhà cũ do bê tông giằng đã quá cũ không còn khả năng chống thấm cũng có thể tác động trực tiếp gây ra hiện tượng thấm ẩm ở vị trí chân tường.

quy-trinh-thi-cong-chong-tham-am-chan-tuong-1

Hình ảnh chân tường nhà bị bong tróc do hiện tượng thấm ẩm chân tường

- Trong quá trình cải tạo nhà do yêu cầu càn phải tôn nền lên nên đã tôn nền cao quá phần bê tông giằng chân tường. Điều này rất eex gặp đặc biệt ở những khu vực cải tạo cốt đường giao thông nâng cao lên khiến cho nhà dân cũng phải nâng cao theo.

quy-trinh-thi-cong-chong-tham-am-chan-tuong-2

Bức tường bị bong tróc, phồng rộp do chân tường không được giằng bê tông

- Đối với kết cấu nhà liền kề, nhà phố thì có thể phần khe tiêp giáp giữa 2 nhà  chứa các loại vật liệu như đất, cát, .. Hơi ẩm từ trong đất theo lên và tích tụ lại gây ra hiện tượng thấm ẩm cho vị trí chân tường.

quy-trinh-chong-tham-am-chan-tuong-3

Bức tường chung của 2 phòng gặp hiện tượng thấm ẩm ở chân tường

- Một nguyên nhân tường hay gặp nữa là nền đất  bên ngoài cao hơn nền trong nhà khiến cho nước và hơi ẩm dễ dàng thấm vào bên trong tại vị tsi chân tường.

Để khắc phục hiện tượng thấm ẩm chân tường có nhiều phương pháp với nhiều laoij vật liệu chống thấm khác nhau. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu quy trình xử lý thấm ẩm chân tường sử dụng keo chống thấm mang lại hiệu quả cao.

Quy trình thi công chống thấm cho chân tường bằng keo chống thấm:

Có nhiều phương pháp kahcs nhau để có thể xử lý hiện tượng thấm ẩm chân tường. Qua thực tế tại nhiều công trình xây dựng chúng tôi nhận thấy việc sử dụng keo chống thấm nhập khẩu là một trong những giải pahps đem lại hiệu quả tốt nhất khi xử lý hiện tượng này. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: xử lý bề mặt cần thi công:

Trước khi bơ keo chống thấm cần khảo sát trước bề mặt chân tường cần thi công để đưa ra biện pháp phù hợp.

Đối với những loại tường xây mà lớp vữa trát đã quá cũ thì nên loại bỏ lớp vữa trát này cho tới tận lớp gạch xây.

Với những tường xây mà lớp vữa trát có chất lượng còn khá tốt thì nên giữ nguyên. Đây là một ưu điểm rất lớn khi sử dụng biện pháp bơm keo chống thấm.

Các loại băng cản nước chống thấm chất lượng

Bước 2 khoan lỗ để bơm keo:

Để khoan các lỗ bơm keo trên tường chúng ta sử dụng loại khoan bê tông có đường kính mũi khoan là 12. Với mỗi loại tường đơn hay tường đôi yêu cầu thực hiện khoan bê tong như sau;

- Đối với tường xây 1 hàng gạch thường gọi là tường 10 chúng ta lựa chọn vị trí mạch vữa cách nền nhà từ 10-15cm. CHiều sâu của mũi khoan là 9cm và mỗi lỗ cách nhau 10 cm. Với mỗi mét chiều dài thông thường khaon từ 9-10 lỗ là phù hợp.

quy-trinh-chong-tham-tham-am-chan-tuong-4

Khoan các lỗ cách nền 15-20cm để tiến hành bơm keo chống thấm

Cần lưu ý do là tường xây đơn nên hết sức cẩn thận khi khoan nếu không sẽ làm thủng tường.

Đối với tường xây đôi vẫn chọn mạch vữa cách chân tường từ 15-20 cm để tiến hành khoan lỗ. Khoảng cách giữa các lỗ khoan là 10-12cm tuy nhiên chiều sâu của lỗ khaon là 19cm.

Cần chú ý thực hiện việc khoan từ từ cẩn trọng để tránh làm thủng tường.

 Bước 3: Vệ sinh lỗ khoan trước khi bơm keo:

Sử dụng máy thổi bụi có gắn đầu thổi nhỏ để thổi sạch bụi bẩn phái bên trong các lỗ khoan. Cần đảm bảo lỗ khoan sạch sẽ không có tạp chất.

Bước 4: bơm keo chống thấm:

Loại keo được sử dụng để thi công là sản phẩm được nhập khẩu từ ÚC có chất lượng cao đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài.

quy-trinh-chong-tham-am-chan-tuong-5

Thực hiện bơm keo chống thấm vào các lỗ khoan trên tường

Sử dụng súng phun có gắn tuýp keo bơm từ từ keo vào cho đầy các lỗ khoan dọc chân tường. Chú ý khi bơm cần thận trọng để keo đầy từng lỗ khaon trước khi rút súng bơm ra.

Bước 5: kiểm tra lại quá trình bơm keo:

Đối với loại keo chóng thấm này cần phải đợi sau 2-4 tiếng để để hóa chất ngấm vào bên trong các mạch vữa.

quy-trinh-chong-tham-am-chan-tuong-7

Hình ảnh toàn bộ chân tường đã được bơm keo chống thấm vào lỗ khoan

Khi hóa chất ngấm vào phái bên tỏng mạch vữa thì màu của mạch vữa sẽ đậm hơn so với bình thường chưa có keo.

Nếu thấy keo ngấm đều vào trong mạch vữa thì quá trình của chúng ta đã hoàn thành nếu chưa thì cần bổ sung thêm keo chống thấm cho những vị trí còn thiếu.

Bước 6: hoàn trả lại mặt bằng (áp dụng dối với những tườn cần phải đục ra):

Sử dụng Sika Latex hoặc Sika Latex TH trộn với hỗn hợn xi măng cát theo tỉ lệ Sika Latex: xi măng cát là 1:1 để làm vữa trát và lấp các lỗ khoan.

quy-trinh-chong-tham-am-chan-tuong-8

Hoàn trả lại mặt bằng sau khi kết thúc quá trình bơm keo chống thấm

Sika Latex ngoài là chất keeos nối thì là một phụ gia tăng cường khả năng chống thấm cho tường nhà một cách hiệu quả  nhất.

Bước 7: Chờ cho tường khô. Tùy vào điều kiện tuy nhiên chúng tôi khuyến nghị thời gian chờ tường khô thông thường ít nhất là 30 ngày.

Tên đây chúng tôi dã trình bày với ác bạn về quy trình thi công chống thấm ẩm chân tường bằng việc sử dụng keo chống thấm.  Ưu điểm của phương pháp này là việc chống thấm này chỉ cần thực hiện 1 lần là đảm bảo hiệu quả vĩnh viễn.

Các loại vật liệu sẽ phản ứng với hóa chất trong keo tạo thành lớp chống thám bền vững tồn tại vĩnh viễn trong mạch vữa và ngăn chặn heieuj quả nahats hiện tượng thấm dột cho công trình tại vị trí chân tường.

Hy vọng với những gì chugns tôi vừa cung cấp các bạn có thể ngăn chặn heieuj quả nahats hiện tượng thấm ẩm chân tường bảo vệ được cho ngôi nhà của mình. nếu có ý kiến hay những thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Rất hân hạnh được phục vụ!

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY LẮP PHÚ SƠN

Địa chỉ: Số 11 - ngõ 488 - Ngọc Hồi- Văn Điển-Thanh Trì -Hà Nội

VPGD: Phòng 234 Tòa VP6 Khu đô thị Linh Đàm - Hoàng Mai -Hà Nội

Điện thoại: 0462592729

Di động: 0986126825

Email: phuson2015@gmail.com

Website: http://xaylapphuson.vn

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
DANH MỤC SẢN PHẨM
hotlinesidebar
THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 95
Trong tuần: 1864
Lượt truy cập: 1749172
* THÔNG TIN CÔNG TY

- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội  

- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội

-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Di động: 0986126825          Website: https://xaylapphuson.vn/

- Điện thoại: 0246 2592729   Email: phuson2015@gmail.com 

20150827110756dathongbao

GOOGLE MAP

FACEBOOK

THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design