Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

untitled-1

Hotline: 0986126825

3
banner-mang-chong-tham-hdpe

Nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau

Tỉnh Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản trong đó có diện tích nuôi tôm lớn của cả nước. Với hơn 278000 ha diện tích thì ở Cà Mau có rất nhiều mô hình nuôi tôm được người dân áp dụng. Một số loại mô hình nuôi tôm phổ biến như nuôi tôm truyền thống, nuôi tôm trong ao bạt, nuôi tôm kết hợp trong ruộng lúa, nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi tôm trong ao bạt.... Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau đã và đang được người dân ứng dụng mạnh mẽ và cho hiệu quả kinh tế cao. Thực tế các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau cho tháy sản lượng cao, chi phí hợp lý, tăng thêm mùa vụ, chất lượng và sản lượng đều cao hơn so với các phương pháp nuôi tôm truyền thống. Nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau được đánh giá là an toàn, phù hợp làm nguyên liệu xuất khảu cho các thị trường lớn trên thế giới.

Bên cạnh đó việc triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại các địa phương của Cà Mau cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Trong đó mục tiêu quan trọng là phải xây dựng và quản lý các vùng nuôi tôm tập trung. Cùng với đó là phát triển các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho nghề nuôi tôm như con giống, năng lượng, kỹ thuật, tìm kiếm thêm các thị trường mới...Tất cả để đảm bảo mục tiêu nghề nuôi tôm tại địa phương phát triển bền vững, an toàn đáp ứng các rào cản xuất khẩu của các thị trường khó tính.

Những thành tựu và thách thức của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau:

Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đã gặp không ít e ngại từ nhiều người dân. Với những người dân ở Cà Mau ngoài chi phí xây dựng hệ thống ao nuôi sử dụng bạt lót hồ nuôi tôm cá bằng HDPE còn có chi phí mua sắm các trang thiết bị máy móc phụ trợ. Và đặc biệt là những trở ngại liên quan đến kỹ thuật khi quy trình nuôi tôm siêu thâm canh đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, các quy trình triển khai cần phải tuân thủ nghiêm ngặt. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn mọi chuyện đã đổi chiều. Từ một mô hình nuôi tôm được xem là của "nhà giàu" thì hiện nay mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đã được người dân Cà Mau đón nhận tích cực.

Theo báo cáo của các ngành chức năng ở Cà Mau hiện nay diện tích nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau đã vượt 10000ha với hàng nghìn hộ dân. Trong đó với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau có khoảng hơn 2000ha với gần 1500 hộ tham gia. Kết quả cho thấy hầu hết các hộ dân áp dụng loại hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau đều cho năng suất từ 20 - 30 tấn/1ha, tỉ lệ thành công đạt trên 80%. Điều đó đã chứng minh tính đúng đắn của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Với việc Cà Mau đang định hướng trở thành trung tâm của ngành chế biến và xuất khẩu tôm thì việc nuôi tôm theo công nghệ mới sẽ góp phần đáp ứng được nguồn nguyên liệu chất lượng đảm bảo cho nhu cầu của các nhà máy chế biến trên địa bàn.

Tuy nhiên, dù loại hình nuôi tôm siêu thâm canh có mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế khá cao, nhưng do thời gian qua người dân ở nhiều nơi trong tỉnh đã phát triển nuôi mang tính tự phát phân tán, nhỏ lẻ chưa được quy hoạch và đầu tư hạ tầng đồng bộ nên cũng đặt ra những khó khăn thách thức. Như các vấn đề về quản lý, xử lý môi trường, thiếu chính sách và vốn đầu tư, chưa được tập huấn bài bản nên trình độ tiếp thu và ứng dụng công nghệ trong dân còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt nhất là điện phục vụ sản xuất của người dân chưa đảm bảo… cần phải sớm có những giải pháp đồng bộ để khắc phục tốt.

Xem Thêm: Báo giá màng chống thấm HDPE 

Mục tiêu phát triển loại hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau:

Qua thực tiễn triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau thời gian qua có thể khẳng định đây là mô hình tiên tiến mang lại hiệu quả  khá cao cho người nuôi. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào ngành nuôi tôm là cần thiết trong bối cảnh mặt hàng này gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều nước khác và rào cản kỹ thuật ngày càng nghiêm ngặt. Để biến Cà Mau thành trung tâm của ngành tôm ở Việt Nam thì cần phải hoàn thành được các mục tiêu:

-  Mục tiêu về diện tích, năng suất, giá trị xuất khẩu:

Theo đề án ''Nâng cao nâng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi tôm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030'', trong đó có đề cập giải pháp hạn chế việc nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch gây ô nhiễm môi trường. Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo thời gian tới, chính quyền các địa phương, các ngành phải thường xuyên chủ động giám sát, kiểm tra sâu rộng, nâng cao hiệu quả tuyên truyền để người dân nắm vững các quy định của nhà nước về nuôi tôm siêu thâm canh, đảm bảo an toàn về điện, xử lý tốt nước thải, chất thải... Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ loại hình nuôi này từ khâu cải tạo, xây dựng ao nuôi, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải… phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, đúng quy định.

Để thực hiện được mục tiêu biến Cà Mau thành "thủ phủ" của ngành tôm thì chính quyền tỉnh cần có giải pháp đồng bộ để rà soát, lập quy hoạch các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Các vùng nuôi tôm tập trung cần gắn với xây dựng hạ tầng, giao thông, thủy lợi, điện...để tối ưu hiệu quả. Đây là những công việc không hề đơn giản khi vẫn còn rất nhiều vướng mắc liên quan đến chính sách sử dụng đất, diện tích đất của dân còn nhỏ lẻ...là những vấn đề không thể giải quyết nhanh được.  Riêng về quy hoạch, thiết kế xây dựng các công trình thủy lợi tuy biết là chưa phù hợp, nhưng chuyện điều chỉnh quy hoạch lại cũng cực kỳ khó, do còn nhiều quan điểm trái chiều “khép hay mở” và cũng vướng đồng vốn quá lớn ngoài khả năng của tỉnh. Ngoài ra, còn bị kìm hãm bởi những hạn chế về nhận thức kinh tế, môi trường, trình độ kỹ thuật, tuân thủ kỹ thuật, sự tôn trọng quy định pháp luật của người dân trong quản lý bảo vệ môi trường vùng nuôi, trong đảm bảo chất lượng con giống, các loại vật tư, thức ăn đầu vào đối với các loại hình nuôi… cũng đều là những cản ngại khó vượt qua.

Mục tiêu của Cà Mau đến năm 2030 sẽ có khoảng 2000ha diện tích nuôi tôm siêu thâm canh với năng suất khoảng 23 tấn/1ha/1nawm. Kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm ở Cà Mau sẽ đạt được khoảng 4 tỷ đô la. Về mục tiêu diện tích nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau khả năng sẽ hoàn thành được khi đây là mô hình đã chứng minh được hiệu quả trong thực tế. Tuy nhiên để đem lại hiệu quả kinh tế cao thì còn phải có nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững ngành nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Ngoài việc quy hoạch diện tích nuôi trồng tập trung thì còn phải có chính sách xây dựng đồng bộ các ngành công nghiệp phụ trợ, hệ thống nhà máy chế biến, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Để có thể nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hãy liên hệ công ty Phú Sưn để được cung cấp và thi công bạt lót hồ ao tôm tại Cà Mau uy tín chất lượng giá tốt. Liên hệ ngay hotline/zalo 0986126825 để được phục vụ tận tình và chu đáo nhất.
Để mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau phát triển bền vững, an toàn, đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài cũng như đảm bảo môi trường vùng nuôi thì nhất thiết phải tổ chức lại chuỗi sản xuất. Các doanh nghiệp cần phải hợp tác liên kết với nhau để tạo thành chuỗi giá trị từ nuôi trồng cho đến chế biến xuất khẩu. Để làm được điều đó cần phải tìm được sự liên kết giữa người nuôi với các đơn vị cung cấp con giống, vật tư ngành tôm, lao đồng chất lượng...để xây dựng thành các chuỗi liên kết mới có thể đem đến hiệu quả lâu dài.

-  Mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm siêu thâm canh gắn với bảo vệ môi trường và an toàn dịch bệnh cho vùng nuôi:

Để đảm bảo hiệu quả lâu dài của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh thì nhất thiết phải gắn liền với bảo vệ môi trường và an toàn dịch bệnh cho vùng nuôi. Kinh nghiệm xương máu qua nhiều đợt dịch bệnh trên tôm cho thấy nếu vấn dề này không được quản lý tốt có thể gây tác hại cho cả vùng nuôi lớn. Nhiều vùng nuôi sau dịch bệnh đã không còn nguồn lực để tái đầu tư nữa.

Đáng lo ngại là trong quá trình kiểm tra, giám sát của ngành chức năng vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh đang đặt ra những khó khăn cần phải sớm giải quyết. Trong đó, do bố trí hệ thống xử lý chất thải, nước thải chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định nên việc xả thải khá tùy tiện khó kiểm soát. Hay như hầu hết các hộ nuôi tôm siêu thâm canh đều có bố trí ao chứa và xử lý chất thải, nước thải, nhưng lại xử lý không triệt để, diện tích ao chứa chưa phù hợp... Việc khoan cây nước ngầm tùy tiện, tràn lan, khó kiểm soát cũng sẽ tạo ra nhiều nguy cơ ô nhiễm tầng nước ngầm, hay chất lượng vật tư, thức ăn, con giống… do “tư vấn dạo” bán trực tiếp cho người nuôi, không có cửa hàng hay cơ sở cố định khó kiểm soát, kiểm tra… cũng là những điều rất đáng lo ngại cho nghề nuôi tôm của tỉnh.

Trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp như hiện nay việc phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh nhất thiết phải gắn liền với với bảo vệ mỗi trường và an toàn dịch bệnh của vùng nuôi. Những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này là rất lớn khi nhiều người nuôi tôm công nghiệp không theo quy hoạch thường xuyên diễn ra. Để hạn chế tình trạng phá vỡ quy hoạch, phá vỡ cấu trúc vùng nuôi cần sự mạnh tay của các cơ quan quản lý để giúp ngành nuôi tôm Cà mau phát triển bền vững.

Trên đây chúng tôi vừa trình bày những thành tựu cũng như những thách thức khi phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau. Để phát triển nuôi tôm siêu thâm canh ở Cà Mau hãy liên hệ công ty Phú Sơn để được cung cấp bạt lót hồ tôm, bể bạt HDPE hình chữ nhật, hình tròn...phục vụ cho nghề nuôi tôm. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách ! 

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
DANH MỤC SẢN PHẨM
hotlinesidebar
THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 40
Trong ngày: 126
Trong tuần: 2249
Lượt truy cập: 1764529
* THÔNG TIN CÔNG TY

- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội  

- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội

-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Di động: 0986126825          Website: https://xaylapphuson.vn/

- Điện thoại: 0246 2592729   Email: phuson2015@gmail.com 

20150827110756dathongbao

GOOGLE MAP

FACEBOOK

THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design