Những năm gần đây ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh thường xuyên nhất là dịch tả lợn Châu Phi đã làm ảnh hưởng không ít tới việc phát triển đàn lợn. Mặc dù quá trình chuyển đổi sang các mô hình chăn nuôi trang trại tập trung đang được diễn ra song số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại nông thôn vẫn còn khá nhiều. Tình trạng chất thải chăn nuôi lợn không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường còn khá phỏ biến tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Tình trạng chất thải chăn nuôi lợn tại các nông hộ không được xử lý đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với ngành chăn nuôi lợn. Việc chất thải không xử lý có thể là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống củ người dân.
Xem Thêm: Báo giá màng chống thấm HDPE
Điều kiện tự nhiên và khí hậu tại LÂM ĐỒNG mắt mẻ phù hợp với ngành chăn nuôi trong đó có chăn nuôi lợn. Ngoài các trang trại được xây dựng theo quy mô lớn đầu tư hiện đại thì ở Lâm Đồng vẫn tồn tại loại hình chăn nuôi hộ gia đình. Đợt dịch bệnh lợn tả Châu Phi vào năm 2020 người nuôi tại Lâm Đồng đã chịu nhiều thiệt hại nặng nề.
Theo thống ke của ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng thì chỉ trong khoảng 9 tháng từ cuối năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 dịch tả lợn Châu Phi đã khiến cho hơn 70,000 con lợn bị mắc bệnh Số lợn này bị tiêu hủy hoàn toàn ước tính trọng lượng hoảng hơn 4.500 tấn. Hiện nay dịch tả lợn lợn Châu Phi vẫn chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị hữu hiệu. Vì thế nguy cơ dịch bệnh quay trở lại, lây lan diện rộng là rất cao. Dịch bệnh nếu không được kiểm soát thì việc tái đàn trở nên bất khả thi.
Để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi tránh tái phát và lây lan dịch bệnh thì ngoài áp dụng các biện pháp quản lý chăn nuôi, các công nghệ chăn nuôi sinh học bền vững thì xử lý chất thải cũng là vấn đề cần phải được quan tâm. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn đảm bảo sản xuất bền vững hiệu quả cao là hết sức cần thiết.
Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn thì việc xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn đã được thực hienj khá tốt. Các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn như hố li tâm, chăn nuôi trên đệm sinh học, sử dụng hệ thống biogas…Trong đó sử dụng hầm BIOGAS PHỦ BẠT HDPE được đánh giá là phù hợp với cá hệ thống chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Đây là mô hình đã được nhiều địa phương tại Lâm Đồng áp dụng thnhf công và cho kết quả tích cực.
Tuy nhiên tại các cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ tại các hu dân cư ở vùng nông thôn thì lượng chất thải từ chăn nuôi lợn vẫn chưa được thu gom và xử lý đúng cách. Việc đầu tư các hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại nông hộ có chi phí cũng không quá cao song người dân vì nhiều lý do vẫn chưa mặn mà. Tình trạng sử dụng chất thải chăn nuôi lợn chưa được xử lý để làm pahan bón cho cây trồng vẫn còn. Lượng chất thải này có nguy cơ cao gây ô nhiễm mỗi trường không khí cũng như môi trường nước.
Để đảm bảo cho ngành chăn nuôi lợn tại Lâm Đồng phát triển bền vững, tránh dịch bệnh thì ngành chức năng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong xử lý chất thải. Cùng với đó tăng cường kiểm tra giám sát để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi.
- Cần áp dụng các quy trình chăn nuôi tiết kiệm nước qua đó tăng cường khả năng thu gom chất thải rắn từ các trang trại nuôi lợn. Chất thải rắn này sẽ được thu gom và xử lý để làm phân bón hữu cơ. Các mô hình nuôi lợn trên đệm lót sinh học, nuôi lợn bằng thức ăn lên men, nuôi lợn bằng thảo dược…là những mô hình có thể áp dụng theo hướng này.
- Vận động các hộ chăn nuôi áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi cải tiến. Một số mô hình xử lý chất thải kết hợp với thu gom khí sinh học có thể áp dụng ở quy mô hộ gia đình như biogas bằng composite, túi biogas…Phối hợp nhiều phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn để đạt kết quả tốt nhất.
- Có chính sách nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi lợn.
- Tuyên truyền, vận động và thường xuyên kiểm tra, yêu cầu các trang trại cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải phù hợp từng quy mô chăn nuôi nhằm chủ động kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm, hoàn thiện các thủ tục pháp lý về môi trường theo quy định.
- Phối hợp tổ chức có hiệu quả các dự án, đề án trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ cho các hộ gia đình, trang trại có điều kiện đầu tư, nâng cấp các công trình hệ thống xử lý chất thải để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
- Khuyến khích hình thành các trang trại, gia trại quy mô lớn chăn nuôi tập trung trong các vùng quy hoạch. Kết hợp xây dựng đồng bộ cơ sở chuồng trại kết hợp với hệ thống xử lý hoàn thiện để đảm bảo hiệu quả xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Để chăn nuôi bền vững thì việc đưa ra các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại nông hộ ở Lâm Đồng cần được thực hiện thường xuyên. Phát triển các trang trại quy mô với công nghệ xử lý hiện đại sẽ giúp tăng cường hiệu quả của lĩnh vực chăn nuôi lợn tại địa phương.
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design