Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

untitled-1

Hotline: 0986126825

3
banner-mang-chong-tham-hdpe

Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc

Chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân chăn nuôi gia súc còn giúp tạo ra nguồn thực phẩm quan trọng phục vụ xuất khảu. Để đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì vấn đề xử lý chất thải là hết sức quan trọng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày về một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc.

Chăn nuôi gia súc và vấn đề ô nhiễm chất thải chăn nuôi gia súc:

Chăn nuôi gia súc tại Việt Nam phát triển trên quy mô rộng khắp. Từ các nông hộ cho đến các trang trại đầu tư bài bản đều có tại nước ta. Những lợi ích từ hoạt động chăn nuôi gia súc với kinh tế xã hội là rát đáng ghi nhận. Không chỉ giúp tạo ra sản xuất xuất khẩu mà chăn nuôi gia súc còn giúp hỗ trợ sự phát triển của các ngành trồng trọt, thủy sản và chế biến thực phẩm.

Một vấn đề quan trọng đang ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành chăn nuôi không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đến từ cả hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Theo báo báo của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) thì chất thải từ chăn nuôi gia súc chiếm đến hơn 65% lượng khí NO2 sinh ra trên toàn cầu. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ nhiệt cực mạnh (lớn hơn gần 300 lần so với CO2.). Đây là ngueyen nhân gây nên hiện tượng ấm lên toàn cầu cùng với một số loại khí khác như CO2, CH4…

Chăn nuôi gia súc phát sinh lượng chất thải hữu cơ lớnChăn nuôi gia súc phát sinh lượng chất thải hữu cơ lớn

Tại nước ta với sản lượng gia súc chăn nuôi lên tới hàng trăm triệu con trong đó chủ yếu là lợn, trâu bò…thì lượng chất thải sinh ra hàng năm cũng lên tới hàng trăm triệu tán cả chất thải rắn và nước thải. Chất thải rắn là phân gia súc, chất thải lỏng gồm nước tiểu, nước rửa chuồng trại, nước từ sân chơi, bãi chăn thả…Phân và nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc chứa nhiều hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy ngay trong nhiệt độ thường tạo ra ô nhiễm mùi hôi tại các khu vực chăn nuôi.

Để phục vụ thức ăn cho đàn gia súc hàng năm phải sản xuất số lượng hàng chục triệu tấn thức ăn từ hàng trăm nhà máy trên cả nước. Để sản xuất lượng thức ăn này cũng tạo ra nhiều khí thải dộc hại trong đó có các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn đến từ quá trình chế biến thực phẩm từ sản phẩm của chăn nuôi gia súc. Quá trình giết mổ, chế biến sản phẩm từ động vật…cũng tạo ra lượng chất thải hữu cơ đáng kể. Cùng với đó là các hoạt động chăm sóc thú ý, chẩn đoán bệnh cho gia súc cũng tạo ra một lựng chất thải cần phải xử lý.

Hoạt động chăn nuôi sẽ còn được  phát triển trong thời gian tới với việc tăng quy mô cả về số lượng và chất lượng. Đi cùng với đó là lượng chất thải khổng lồ cần pahir được xử lý. Do vậy tìm kiếm các giải pháp đồng bộ để xử lý hiệu quả lượng chất thải chăn nuôi gia súc giúp bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển của ngành chăn nuôi là hết sức cần thiết.

Xem Thêm: Hầm biogas phủ bạt HDPE giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc tối ưu cho các trang trại

Một số giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc hiệu quả:

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi gia súc thì cần có cái nhìn tổng thể từ quy hoạch cho đến các giải pháp kỹ thuật để xử lý hiệu quả chất thải từ chăn nuôi gia súc. Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc cần được tiến hành đồng bộ, có sự kiemr tra và giám sát thừng xuyên. Sau đây là một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc cần thức hiện:

Quy hoạch chăn nuôi gia súc kết hợp kiểm tra giám sát quy hoạch.

Dây là biện pháp hàng dầu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi gia súc. Quy hochj chăn nuôi gia súc cần gắn với diều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái của từng địa phương. Loại vật nuôi có tỷ trọng phù hợp để tránh quá tải gây ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh nơi chăn nuôi.

Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nước sinh hoạt của người dân. Vì thế quy hoạch chăn nuôi gia súc cần dảm bảo tránh các nguồn cấp nước như sđầu sông, suối…Ô nhiễm hữu cơ đối với nước sinh hoạt là vấn đề rất hó xử lý đòi hỏi nhiều chi phí.

Tập trung chăn nuôi gia súc theo hướng trang trại lớn đầu tư bài bản thay cho mô hình chăn nuôi nông hộ. Cùng với đó là đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình vạn chuyển, giết mổ gia súc. Đây đều là những vấn dề lớn cần thực hiện và giám sát thường xuyên để đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng công nghệ khí sinh học biogas:

Đây có thẻ nói là phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi phổ biến nhất hiện nay ở nước ta. Tùy theo điều kiện thực tế tại mỗi địa phương, mỗi đơn vị chăn nuôi mà có nhiều hệ thống biogas được xây dựng. Phổ biến nhất hiện nay là hệ thống biogas xây bằng vật liệu truyền thống cát, sỏi bê tông; hệ thống biogas bằng vật liệu composite; HẦM BIOGAS PHỦ BẠT HDPE. Trong đó 2 hệ thống đầu thường phù hợp với với quy mô trang trại nhỏ. Hệ thống biogas phủ bạt HDPE được các trang trại chăn nuôi quy mô lớn ưu tiên lựa chọn.

Xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng phương pháp biogas sinh học giúp giảm thải khía CH4, giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch và các loại chất dốt truyền thống như củi, rơm…

Hạm chế của giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng công nghệ biogas là chưa xử lý triệt để. Chất thải, nước thải sau quá trình xử lý biogas chỉ đạt được hiệu suất 70-80%. Cần phải có thêm phương pháp để xử lý triệt để hơn.

Xem Ngay: Bảng báo giá màng chống thấm HDPE

Xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng chế phẩm sinh học:

Xử lý chất thải từ chăn nuôi gia súc bằng men vi sinh:

Nguyên lý của giải pháp này là sử dụng một số loại vi khuẩn có lợi thêm vào thức ăn, nước uống của vật nuôi. Những loại men vi sinh này không chỉ giúp vật nuôi tiêu hóa tốt thức ăn mà còn giảm mùi hôi, tăng nhanh thời gian phân hủy cho chất thải của vật nuôi bài tiết ra. Hiện nay các loại men sinh học trong nước và nhập khẩu đều rất đa dạng phong phú, đễ dàng lựa chọn và sử dụng. Sau đây là một số men vi sinh phổ biến:

STT

Tên sản phẩm

Bản chất sản phẩm

Tác dụng

Xuất xứ

1

Deodorase

Chất tách từ thảo mộc

Giảm khả năng sinh NH3

Thái Lan, Đức

2

DK, Sarsapomin 30

Chất chiết từ thảo mộc

Giảm khả năng sinh NH3

Hoa Kỳ

3

EM

Tổ hợp nhiều loại vi sinh vật

Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết chất DD qua phân

Nhật Bản

4

EMC

Thảo mộc, khoáng chất thiên nhiên

Giảm sinh NH3, H2S, SO2, giải độc đường TH

Việt Nam

5

Kemzym

Enzym tiêu hóa

Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết chất DD qua phân

Thái Lan, Đức

6

Pyrogreen

Hóa sinh thiên nhiên

Giảm khả năng sinh NH3

Hàn Quốc

7

Yeasac

Tế bào men Sacharomyces

Tăng hấp thụ TA. giảm bài tiết chất DD qua phân

Đức, Thái Lan

8

Lavedae

Hóa chất

Diệt dòi phân

Thái Lan, Đức

 

Chăn nuôi trên đệm sinh học:

Phương pháp này sử dụng các phế phẩm từ quá trình chế biến nông sản, lâm sản như rơm rạ, phoi bào, mùn cưa…để taojthanhf lớp đệm chuồng. Sau đó các ché phẩm sinh học sẽ được sử dụng phun lên lớp đệm này để phân hủy các chát hữu cơ do gia súc thải ra.

Công nghệ đệm lót sinh học đầu tiên được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản từ đầu những năm 1980.Ngày nay đã có nhiều nước ứng dụng như: Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Hàn Quốc… Ở nước ta từ năm 2010 công nghệ này đã bắt đầu du nhập vào và phát triển. Ngày 22 tháng 5 năm 2014 tại thành phố Phủ Lý, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổng kết 3 năm ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi 2011-2013và đã có Thông báo số 2560/TB-BNN-VP ngày 30 tháng 5 năm 2014 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám: “…Công nghệchăn nuôi trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả bước đầu đã được khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, giảm bệnh tật, lợn tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người ưa chuộng, giá bán cao hơn, vì vậy mà hiệu quả hơn, phù hợp với quy mô chăn nuôi gà, lợn nông hộ”.

Xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng phương pháp ủ phân hữu cơ:

Trong phương pháp này chất thải chăn nuôi sẽ được thu gom và trộn với phế phụ phẩm từ thực vật sau đó cho lên men trong điều kiện yếm khí. Các chất hữu cơ sẽ được phân hủy thành các hợp chất ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Phương pháp này chỉ xử lý được chất thải rắn vì thế phải có giải pháp phân tách được chất thải chăn nuôi dạng rắn để xử lý. Chú ý trong quá trình tạo đống ủ không được sử dụng các loại cỏ gấu, cỏ tranh để trộn với phân do đây là những loại cỏ có sức sống rất tốt trong mọi điều kiện

Các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc thân thiện với môi trường được ưu tiên áp dụng

Quá trình xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng phương pháp ủ phân hữu cơ nhờ nheietj độ cao trong đống ủ nên các loại mầm bệnh, nấm mốc, vi sinh vật gây hại.. đều được tiêu diệt gần như hoàn toàn. Sản phẩm sau quá trình ủ sẽ phù hợp sử dụng trong trồng trọt.

Xử lý chất thải chăn nuôi gia súc bằng công nghệ ép tách phân:

Đây là một công nghệ khá hiện đại được nhiều trang trại chăn nuôi trên thế giới sử dụng. Ở nước ta hiện nay phương pháp xử lý này còn chưa được phổ biến. Trong công nghệ này thiết bị xử lý sẽ ép tách gần như toàn bộ chất hữu cơ có trong chất thải từ chăn nuôi gia súc. Chất thải phân sẽ được tiếp tục xử lý bằng các phương pháp khác, chất thải lỏng cũng được thu gom và xử lý theo phương pháp riêng. Như vậy ưu điểm là sẽ xử lý hiệu quả các thành phần khác nhau có trong chất thải từ chăn nuôi gia súc.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp oxi hóa:

Phương pháp sục khí oxi:

Tại các bể thu gom nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc người ta sử dụng các máy sục không khí để tăng cường lượng oxi trong nước thải qua đó giúp nhanh chóng phân hủy các chất hữu cơ còn tồn tại. Sau khi lắng lọc nước thải đã trong hơn, giảm ô nhiễm mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước.

Phương pháp sử dụng nước ozon:

Phương pháp này được sử dụng để xử lý ô nhiễm tại bể thu gom nước thải, bẻ lắng, bể lọc…Người ta sẽ tiến hành bổ sung một lượng ozon vào quá trình sục khí. Khả năng oxi hóa mạnh của ozon sẽ giúp các chất hữu cơ được phân hủy nhanh chóng qua đó giảm mùi hôi. Nước thải sau khi xử lý băng ozon được lắng lọc và thải ra bên ngoài.

Xử lý bằngHiđrô perôxit(H202)

Hiđrô perôxit H202 (Ô-xi-già) thường được ứng dụngrộng rãi như: Tẩy rửa vết thươngtrong y tế, làm chất tẩy trắng trong công nghiệp,chất tẩy uế, chất ôxi hóa…Người ta cũng có thể bổ sungHiđrô perôxit H202 (Ô-xi-già) vào trong nước thải để xử lý môi trường. Ô-xi-giàlà một chất ô xi hóa-khử mạnh. Thông thường ô-xi-giàphân hủy một cách tự nhiên theo phản ứng tỏa nhiệt thànhnước vàkhí ôxy như sau: 2 H2O2 → 2 H2O + O2 + Nhiệt lượng. Trong quá trình phân hủy (phản ứng xảy ra mạnh mẽkhicó xúc tác), đầu tiên ô xi nguyên tử được tạo ra và tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi nhanh chóng thành khí ô xi O2.  Ôxi nguyên tử có tính ôxi hóa rất mạnh  vì vậy đã ô xi hóa các chất hữu cơ, diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả trong dung dịch chất thải. Bổ sung ô-xi-già vào nước thải xử lý môi trường tuy có tốn kém chút ít nhưng hiệu quả cao. Cần chú ý khi bổ sung ô-xi-già xử lý môi trường là phải tìm hiểu cách bảo quản ô-xi-già, liều lượng, chất xúc tác… và nồng độ đủ thấp để an toàn. Nếu nồng độ cao dễ xảy ra cháy, nổ hoặc ngộ độc nguy hiểm.

Trên đây chúng tôi vừa trình bày một số phương pháp trong xử lý chất thải chăn nuôi gia súc. Hi vọng bài viết sẽ giúp người chăn nuôi sẽ cân nhắc lựa chọn được giải pháp xử lý chất thải hiệu quả, bảo vệ môi trường, đảm bảo các lợi ích kinh tế.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
DANH MỤC SẢN PHẨM
hotlinesidebar
THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 157
Trong tuần: 1232
Lượt truy cập: 1655660
* THÔNG TIN CÔNG TY

- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội  

- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội

-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Di động: 0986126825          Website: https://xaylapphuson.vn/

- Điện thoại: 0246 2592729   Email: phuson2015@gmail.com 

20150827110756dathongbao

GOOGLE MAP

FACEBOOK

THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design