Với gia đình người Việt bếp giữ một vai trò rất quan trọng với cuộc sống inh hoạt hàng ngày. Hơn cả là một nơi để nấu ăn bếp được coi là nơi sum vầy ấm cũng của gia đình sau những giờ làm việc căng thẳng bên ngoài.
Khi vào nhà nhìn vào vị trí phòng bếp là cảm nhận được không khí hạnh phúc hay không của ngôi nhà. Bếp là nơi mà những người mẹ người vợ thể hiện sự khéo léo chăm chút cho bình yên và hạnh phúc của gia đình.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, đời sống ngày một nâng cao nên vấn đề xây dựng nhà bếp càng được các cgia chủ hết sức quan tâm và chăm chút. Để có một không gian bếp đẹp, ấm cũng khi xây dựng bạn nên tìm biết kỹ những vấn đề như sau;
Phòng bếp ngày nay đã có nhiều sự thay đổi so với trước đây. Thông thường những kiến trúc hiện đại phòng bếp cũng gắn liên vào không gian chung của ngôi nhà. Vì vậy thiết kế phòng bếp không chỉ phải quan tâm tới vấn đề thẩm mỹ mà còn phải là sự an toàn cho người dùng và hài hòa với các không gian khác trong ngôi nhà.
Phòng bếp là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Vì vậy tùy theo diện tích phòng bếp nhỏ hay rộng mà bố trí đồ đạc bên trong sao cho hợp lý nhất.
Đối với phòng bếp có diện tích nhỏ hẹp như phòng bếp của căn hộ chung cư, các nhà phố với diện tích xây dựng không lớn thì tốt nhất bạn nên thiết kế phòng bếp là không gian mở và nối. Với kiểu kiến trúc này không gian phòng bếp thường được liên thông với không gian của phòng khách, phòng ngủ hoặc những vị trí hành lang. Điều này rất có lợi về mặt không gian khiến cho tầm nhìn thông thoáng hơn.
Đối với những căn bếp có diện tích rộng thì cần được bố trí đồ nội thất phù hợp với điều kiện kinh tế của gai đình. Có thể là dàn bếp, quầy bar nhỏ để các thành viên có thể giao lưu với nhau trong quá trình làm bếp chuẩn bị bữa ăn.
Một nguyên tắc trong thiết kế phòng bếp được nhiều kiến trúc sư khuyến nghị đó là bó trí phòng bếp theo nguyên tắc tam giác vàng. Tam giác vàng hay còn gọi là tam giác làm việc trong phòng bếp chính là tam giác được hình thành từ 3 điểm là 3 góc quan trọng thường xuyên được sử dụng nhất trong khu bếp: bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Một phòng bếp hoàn hảo phải đảm bảo cho bạn được phép di chuyển hoàn toàn thoải mái giữa ba vị trí này
Bạn cần quan tâm tới độ lớn của tam giác làm việc trong thiết kế căn phòng bếp. Tam giác này được thiết kế theo nguyên tắc “Ngón tay cái”. Tổng của các cạnh của tam giác làm việc cần đảm bảo con số lớn hơn hoặc bằng 3.6m, và nhỏ hơn hoặc bằng 8m. Mỗi cạnh của tam giác có độ dài đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1.2m nhưng phải nhỏ hơn hoặc bằng 2.7m. Đảm bảo kích thước như trên cùng với việc thiết kế lưu thông tới các điểm trong tam giác được thuận tiện, bạn sẽ có được một không gian bếp hoàn hảo và thuận tiện nhất.
Việc bố trí không gian phòng bếp phải chú ý về vị trí và khoảng cách tại những nơi thường xuyên sử dụng: tủ bếp, bồn rửa, tủ lạnh cho phù hợp tránh xung đột lẫn nhau trong quá trình sử dụng.
Phòng bếp hiện nay thường bao gồm nhiều thiết bị gia dùng, nhiều đò đạc hỗ trợ cho công việc nấu nướng. Khi lắp đặt các thiết bị này bạn có thể tham khảo các nguyên tắc như sau:
Với diện tích xây dựng nhỏ hẹp như ngày nay thì việc có một căn bếp rọng rãi không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng cho không gian phòng bếp nên tận dụng tất cả mọi vị trí để sắp xếp đồ đạc. Việc tăng thêm không gian lưu trữ cho phòng bếp có thể được thực hiện nhờ việc thiết kế tủ bếp sát tường và ván kéo sâu hơn.
Một trong những yếu tố quan trọng nữa khi thiết kế phòng bếp là phải đảm bảo được ánh sáng cho khu vực quan trọng này. Bếp là vị trí luôn rất cần nhiều ánh sáng. Vì vậy khi thiết kế phòng bếp nếu không tận dụng được ánh sáng tự nhiên thì hệ thống chiếu sáng phải được thiết kế phù hợp để dảm bảo hiệu quả tốt nhất cho người nấu. thông thường các kiến trúc sư khuyên bạn nên lắp bóng điện phía trước mặt người đứng nấu, lắp hệ thống chiếu sáng ngay phía dưới tủ bếp để đảm bảo hiệu quả ánh sáng tốt nhất.
Nếu có không gian tróng phái bên ngoài nen đặt một cửa sổ ở phía chậu rửa. Ngoài việc giúp cho có ánh sáng tự nhiên thì cửa sổ còn giúp cho phòng bếp thông thoáng và bớt mùi của việc nấu thức ăn.
Ngày nay số ượng các thiết bị diện hỗ trợ ch o công việc nấu nướng là rất nhiều. Ở phòng bếp có rất nhiều thiết bị sử dụng điện với công suất lớn như tủ lạnh, lò vi sóng, lò nước, bếp từ...Vì vậy hãy thiết kế hệ thống điện đảm bảo đáp ứng đủ công suất trong quá trình sử dụng. Ngoài ra cũng nên lắp đặt dự phòng một số ổ căm điện để có dự phòng trường hợp có thêm thiết bị mới.
Phòng bếp là nơi chứa nhiều đồ đạc cũng như dễ gặp phải nhiều kiểu sự cố không mong muốn. Như trên chúng tôi đã trình bày việc thiết kế nhà bếp không chỉ hướng đến vấn đề thẩm mỹ mà phải đảm bảo an toàn cho người trong quá trình sử dụng.
Là nơi chế biến thức ăn cho gia đình việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong thiết ekes phòng bếp cũng là vấn đề cần được quan tâm. Những vấn đề bạn cần lưu tâm để dảm bảo an toàn cho phòng bếp trong quá trình sử dụng:
Cùng với hướng cửa, bàn thờ thì vị trí của bếp nấu cũng là nơi được quan tâm rất lớn về mặt phong thủy. Bố trí phòng bếp hợp phong thủy sẽ giúp cho gia chủ có được tài lộc cũng như hạn chế được rủi ro. Một số vấn đề liên quan đếến phong thủy bạn cần quan tâm khi xây dựng phòng bếp;
Bếp và chậu rửa không đặt cạnh nhau: Bếp là đại diện cho Hỏa trong Ngũ hành khắc với Thủy đại diện cho chậu rửa. Việc đặt bếp và chậu rửa quá gần nhau khiến cho các nguồn khí bị xung đột hông tốt cho gia chủ.
Nên đặt vị trí bếp nấu cách xa vị trí của chậu rửa, bể nước, vòi nước... Để làm được điều này hãy thiết kế một bàn bếp rộng rãi đủ không gian để ngăn cách 2 khu vực này.
XEM THÊM: chọn màu sơn nhà theo phong thủy
Khoảng cách giữa chậu rửa và bếp nấu nên được tận dụng để làm nơi chế biến thức an là hợp lý nhất.
Thiết kế nhà bếp hợp phong thủy cần tránh gió lùa vào khu vực nấu nước. Ngoài việc làm giảm hiệu suất của bếp nầu thì việc này sẽ hợp với phong thủy. theo phòng thủy thì “tàng phong tụ khí” nghĩa là tránh gió lùa thì tụ được khí. Bếp không nên đặt lộ liễu, thường kiêng kỵ đặt ngay cửa chính. Vị trí đặt bếp nên dựa vào tường và càn tránh vị trí cửa sổ.
Hướng của cửa bếp cần tránh cửa vào nhà vệ sinh. Cửa bếp kiêng kị đặt vào vị trí đối diện với cửa nhà vệ sinh. Phòng vệ sinh là nơi chứa nhiều khí uế tạp vì không nên sắp xếp bếp đối diện với cửa phòng vệ sinh vừa mất thẩm mỹ vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cửa bếp nên được đặt tránh vị trí cửa phòng ngủ dù là cách nhau bởi một bức tường. Việc này để tránh mùi khói, mùi thức ăn tác động trực tiếp vào phòng ngủ của gai đình.
Không nên đặt bếp ngược với hướng nhà. nếu nhà ở đẹp hướng nhà với gia chủ thì bếp nên được đặt theo hướng nhà là hợp lý. Bếp nấu nên đặt ở vị trí hướng không tốt với gia chủ để đốt hết những tai ương đến với gia chủ. Ngoài ra cũng cần chú ý tránh đặt bếp nấu trên rãnh mương, vòi nước, đường nước hoặc bể nước. Cũng không nên đặt bếp ở nơi có xà ngang đè lên trên và tránh để góc nhọn chãi thẳng vào bếp.
Trên đây chúng tôi vừa trình bày với các bạn một số vấn đề cần ưu ý khi xây dựng phòng bếp. Hy vọng những vấn đề mà chúng tôi vừa trình bày giúp cho bạn có thể áp dụng được vào trong ngôi nhà của mình. Chúc các bạn thành công!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY LẮP PHÚ SƠN
Địa chỉ: Số 11 - ngõ 488 - Ngọc Hồi- Văn Điển-Thanh Trì -Hà Nội
VPGD: Phòng 234 Tòa VP6 Khu đô thị Linh Đàm - Hoàng Mai -Hà Nội
Điện thoại: 0462592729
Di động: 0986126825
Email: phuson2015@gmail.com
Website: http://xaylapphuson.vn
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design