Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

untitled-1

Hotline: 0986126825

3
banner-mang-chong-tham-hdpe

Các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó vì thiếu cát san lấp

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 9ĐBSCL) hiện nay có rất nhiều dự án đường bộ cao tốc lớn đang được triển khai. Nguồn vật liệu cát san lấp cần phục vụ cho các dự án này là rất lứn. Tình trạng thiếu nguồn cát san lấp đã và dang đặt ra bài toán về thủ tục cấp phép, tăng công suất khai thác các mỏ vật liệu san lấp đẻ hạn chế việc chậm tiến dộ của các dự án đang triển khai.

Trong các cuộc làm việc với các địa phương là An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long về tiến độ triển khai các dự án cao tốc và nguồn cát san lấp phục vụ cho các dự án cao tốc của tổ công tác do Bộ Giao thông Vận tải đứng đầu đã nhấn mạnh cần phải tăng công suất khai thác, tháo gỡ khó khăn để đảm bảo đủ nguồn vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án cao tốc trên địa bàn.

Thi công cầm chừng vì thiếu nguồn cát san lấp nền:

Nguồn cát san lấp nền cùng với Vải địa kỹ thuật  là giải pháp được sử dụng rộng rãi để xử lý nền đất yếu tại các dự án cao tốc nói chung và cao tốc ở ĐBSCL nói riêng. Do đặc điểm địa hình tại khu vực với nên nhu cầu cát san lấp cho các dự án cao tốc là rất lớn. Nếu không cung cấp đủ các dự án cao tốc có thể không hoàn thành đúng tiến độ.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải hiện nay tại khu vực ĐBSCL đang có 2 dự án cao tóc lớn là dự án đường cao tốc Bắc – Nam tuyến phía đông đoạn Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau và tueyens cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Dự án đường cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau đang gặp khó khăn rất lớn khi nguồn cát san lấp cần cho dự án đang chưa tìm được nguồn cung.

Theo lãnh đạo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thì Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các nghị quyết cấp cơ chế đặc biệt cho công tác cấp phép khai thác mỏ vật liệu để tạo thêm nguồn cung vật liệu san lấp cho các dự án. Đồng thời cũng đãgửi công điện đến các bộ, ban ngành, địa phương, ban quản lý dự án cũng như các nhà thầu để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn giúp cho công tác triển khai dự án được thuận lợi.

Báo cáo với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và tổ công tác của Bộ vào chiều ngày 5/7/2023, ông Trần Anh Thi, Giám đốc Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận (Ban Mỹ Thuận) - chủ đầu tư – cho biết, tổng nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau vào khoảng 18,5 triệu m3, tập trung chủ yếu vào năm 2023 – 2024, giai đoạn cao điểm thi công dự án. Tuy nhiên, đến nay mặc dù dự án đã khởi công được 6 tháng nhưng khối lượng công việc đã thực hiện được chỉ đạt khoảng 5% mà nguyên nhân chủ yếu là do khâu san lấp.

Các dự án cao tốc tại ĐBSCL nguy cơ chậm tiến độ vì thiếu cát san láp nềnCác dự án cao tốc tại ĐBSCL nguy cơ chậm tiến độ vì thiếu cát san láp nền

Giai đoạn đầu của các dự án cao tốc là san lấp nền và làm mặt đường. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cát san lấp đã khiến các nhà thầu không thể triển khai mạnh công tác thi công. Vào thời điểm này các nhà thầu chỉ đang thi công được các hạng mục cầu, đường gom, đường công vụ tại những nơi đã có mặt bằng.

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết trong thời gian qua đã làm việc với các địa phương nhằm đẩy nhanh thủ tục cấp phép, tăng nguồn khai thác từ các mỏ vật liệu san lấp để đảm bảo nguồn cung cho các dự án cao tốc tránh bị gián đoạn, bị chậm tiến độ.

Các tỉnh An Giang và Đồng Tháp đến nay đã cam kết bố trí được 1,471 triệu m3 cát để cung cấp cho dự án; trong đó, An Giang bố trí được khoảng 1,1 triệu m3 và Đồng Tháp khoảng 0,37 triệu m3. Tỉnh Vĩnh Long đang hoàn thiện các thủ tục liên quan để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất giao mỏ cho nhà thầu tiến hành khai thác

Tháo gỡ vướng mắc trong khai thác cát san lấp bằng các hướng dẫn cụ thể:

Vào tháng 5/2023 Cục Quản lý xây dựng Bộ GTVT đã gửi công văn dề nghị với Bộ Tài nguyên Môi trường để ưu tiên bố trí 10 triệu m3 cát san lấp trong năm 2023 cho 2 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam là Cần Thơ – Hậu Giang và Hậu Giang – Cà Mau. Nguồn cát này được khai thác từ các mỏ trên địa bàn 3 tỉnh là Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp.

Cơ quan quản lý của ngành giao thông cho biết trong 18 triệu m3 cát dành cho 2 dự án thành phần nói trên thì trong năm 2023 cần đén 9 triệu m3 cát dành cho san lấp nền.

Trước đó Bộ GTVT cũng đã gửi công văn đề nghị các địa phương là Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang về việc bố trí nguồn cung cát san lấp cho các dự án cao tốc đang triển khai trong khu vực. Cụ thể: Bộ Giao thông vận tải đề nghị tỉnh An Giang bố trí khoảng 7 triệu m3, tỉnh Đồng Tháp khoảng 7 triệu m3, và tỉnh Vĩnh Long khoảng 5 triệu m3 cát. Riêng trong năm 2023, tỉnh An Giang sẽ bố trí 3,3 triệu m3, tỉnh Đồng Tháp là 3,3 triệu m3 và tỉnh Vĩnh Long là 2,5 triệu m3.

Đến giữa tháng 4/2023, Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ thông báo, cho hay trong tổng số khoảng 5 triệu m3 cát san lấp cho các công trình thuộc hai dự án đi qua địa phận Cần Thơ (dự án thành phần Cần Thơ – Hậu Giang và cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng), địa phương này đã thu xếp và tìm đủ 3,5 triệu m3 cát.

Các dự án cao tốc đang triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu LongCác dự án cao tốc đang triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Xem Ngay: Sử dụng loại vải địa nào để thi công đường cao tốc

UBND tỉnh Đồng Tháp trong buổi làm việc với tổ công tác của Bộ GTVT cho biết đã bảo đảm đủ khối lượng cát phân bổ, hiện còn dư khoảng 3 triệu m3. Tới đây tỉnh sẽ tiếp tục bố trí cấp phép thêm 6 mỏ mới, tăng công suất khai thác để đảm bảo đủ cát phục vụ cho dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

Hiện An Giang khối lượng còn lại là 2,2 triệu m3 trong đó đã bố trí được 1,1 triệu m3. Tỉnh này đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy.

Riêng tỉnh Vĩnh Long, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long thống nhất giao mỏ cát NTSH.7 bên nhánh trái sông Hậu và sông Trà Ôn thuộc hai xã Thiện Mỹ và Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn.

Tuy vậy, cái khó chung mà các địa phương dự án gặp phải trong việc tăng công suất khai thác các mỏ cát vật liệu, là vấn đề thủ tục, gồm thủ tục mở mỏ mới. Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giao thông vận tải cần có các hướng dẫn cụ thể các quy định cũng như vận dụng các quy định pháp luật, trong đó có báo cáo đánh giá tác động môi trường (Báo cáo ĐTM), trở ngại chính trong vấn đề thủ tục. Các địa phương, trên cơ sở các hướng dẫn, quy định chung đó, sẽ áp dụng nhanh chóng và thuận lợi vào điều kiện của địa phương mình.

Để đảm bảo nguồn cung cát san lấp nền cho các dự án cao tốc tại ĐBSCL cần sự phối hợp tháo gỡ từ Trung ương tới địa phương. Hệ thống đường bộ cao tốc trong khu vực khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội của các địa phương trong khu vực.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
DANH MỤC SẢN PHẨM
hotlinesidebar
THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 213
Trong tuần: 2193
Lượt truy cập: 1763726
* THÔNG TIN CÔNG TY

- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội  

- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội

-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Di động: 0986126825          Website: https://xaylapphuson.vn/

- Điện thoại: 0246 2592729   Email: phuson2015@gmail.com 

20150827110756dathongbao

GOOGLE MAP

FACEBOOK

THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design