Mái taluy là một thành phần rất phổ biến trong các công trình xây dựng giao thông, các công trình thủy lợi. Đây là những vị trí rất dễ chịu tác động của các điều kiện tự nhiên gây hư hỏng và ảnh hưởng lớn tới kết cấu chung của công trình. Các vụ sạt lở taluy không chỉ gây nguy hiểm tới tính mạng của con người, gây hư hỏng tài sản mà còn khiến cho chi phí khắc phục tốn kém khá nhiều. Chính vì thế các biện pháp gia cố mái taluy đã và đang được nghiên cứu áp dụng để giải quyết vấn đề này. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin trình bày một số biện pháp gia cố mái taluy đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Để có thể hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp gia cố mái taluy chúng ta cần tìm hiểu sơ bộ về hạng mục này. Taluy hiểu theo ngôn ngữ thông thường chính là mái dốc, vách dốc. Đây là một hạng mục quan trọng mà rất nhiều các công trình xây dựng giao thông, các công trình thủy lợi đều có. Taluy là vách nghiêng, mặt nghiêng so với mặt phẳng ngang của công trình vì vậy tần số xuất hiện của nó còn có ở các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Mái taluy chính là độ dốc được quy định cho mái đường đào và mái đường đắp. Hiểu một cách đơn giản, mái taluy chính là phần mái dốc nằm ở sát cạnh lề đường. Tác dụng của mái taluy này là giữ cho vai đường không xảy ra tình trạng bị trượt hay sạt lở. Đặc biệt ở các khu vực quanh co dễ sạt lở.
Để dễ dàng trong thực hiện các biện pháp gia cố mái taluy người ta phân nhóm là 2 loại là taluy âm và taluy dương. Mái taluy âm được tính là mặt dốc từ mặt đường trở xuống phía dưới. Trong khi đó mái taluy dương được tính là mặt dốc từ mặt đường hướng lên phái trên. Mái taluy dương và taluy âm dễ dang phân biệt nhất tại những vị trí đường giao thông đi bên sườn dốc núi. Phần taluy âm chính là phần mái dốc hướng xuống vực sâu. Phần taluy âm là vị trí mặt đường hướng lên đỉnh núi.
Tại sao chúng ta cần phải sử dụng các biện pháp gia cố mái taluy? Đây là một câu hỏi mà khá nhiều người khong am hiểu sâu về kỹ thuật muốn được biết. Bởi chúng ta thường nghe nhắc đến các sự cố sạt lở taluy trên các tuyến giao thông đặc biệt trong mùa mưa lũ. Do đặc điểm địa hình tại Việt Nam nên những rủi ro nguy hiểm của hiện tượng sạt lở mái taluy hàng năm thường khá nhiều đặc biệt trong mùa mưa lũ.
Do đặc điểm là mái dốc nên hiện tượng sạt lở mái taluy là hiện tượng phổ biến nhất mà nếu không có biện pháp gia cố phù hợp chúng ta sẽ gặp phải. Đặc điểm của mái taluy là mặt dốc nghiêng nên dễ dàng bị các dòng nước chảy làm xói mòn. Những hiện tượng xói mòn mái taluy gây ra một số hậu quả:
Để giảm thiểu những ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở thì các biện pháp gia cố mái taluy là hết sức cần thiết. Các biện pháp thi công gia công mái taluy cần phải được lên phương án thiết kế và thi công từ trước để đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài cho công trình.
Hiện tượng sạt lở mái taluy là một trong những vấn đề thường xuyên gặp phải trong các tuyến giao thông ở Việt Nam. Do đường giao thông nằm trên nhiều dịa hình phức tạp, địa hình núi dốc cùng với khí hậu phức tạp mưa lũ nhiều nên các biện pháp gia cố mái taluy cần phải được quan tâm đúng mực. Để thi công gia cố mái taluy có rất nhiều biện pháp. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng khu vực mà chúng ta đưa ra biện pháp gia cố mái taluy phù hợp nhất. Sau đây là một số cách gia cố mái taluy thường áp dụng hiện nay:
- Biện pháp trồng cỏ trực tiếp trên mái taluy để chống xói mòn: phương pháp trồng có trực tiếp trên mái taluy là phương pháp áp dụng khá phổ biến nhờ chi phí thấp, hiệu quả bảo vệ chỉ ở mức trung bình. ở Phương án này chúng ta sử dụng các loại có chuyên dụng có bộ rễ dài ăn sâu vào đất trên bề mặt mái taluy. Rễ có này sẽ có tác dụng giữ đất chống lại hiện tượng xói mòn đát qua đó bảo vệ được kết cấu của mái taluy.
- Biện pháp gia cố mái taluy bằng đá hộc:
Sử dụng đá hộc được xem là phương pháp dùng kè đá, tạo các lỗ ở mái taluy rồi chèn đá vào đó, tạo thành những hộc đá. Làm như vậy sẽ giúp mái taluy chặt hơn, hạn chế được tình trạng sạt lở đất, cuốn trôi đấy, tạo sự vững chãi cho mái dốc.
Biện pháp gia cố mái taluy bằng vật liệu Neoweb: giải pháp sử dụng vật liệu ô địa kỹ thuật Neoweb là biện pháp mới được áp dụng gần đây. Đây là phương án mới được áp dụng theo công nghệ của Isarel. Trước khi tiến hành trồng có thì chúng ta sẽ gia cố mặt bằng bằng một kết cấu Neoweb. Đây là một lớp kết cấu có dạng tổ ông sẽ giúp giữ đất đá chặt lại. Sau đó mới tiên hành trồng cỏ bảo vệ bề mặt lên phía trên. Sử dụng ô địa kỹ thuật Neoweb là một giải pháp cực kỳ hiệu quả để gia cố mái taluy công trình xây dựng và giao thông.
Hiện nay công ty Phú Sơn chúng tôi đang là nơi tư vấn và cung cấp giải pháp ô ngăn hình mạng Neoweb uy tín số 1 Việt Nam. Quý khách khi có nhu cầu gia cố mái taluy bằng vật liệu Neoweb hãy liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.
Như vậy trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi đã trình bày các biện pháp gia cố mái taluy phổ biến nhất. Hy vọng qua bài viết này chúng tôi đã giúp mọi người hiểu them được về taluy, các biện pháp tang cường chất lượng cho mái taluy. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với công ty Phú Sơn qua hotline/zalo 0986126825 để được hỗ trợ tốt nhất. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!
Người gửi / điện thoại
Cách đo chưa là giải pháp hiệu quả muốn biết trực tiếp gặp Hồ Long/ Địa chỉ Đường 12A cửa khẩu quốc tế chả lo, Bạn Hứng,xã trong Hóa, Huyện Mình Hóa,Tình Quảng Bình
Trả lời- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design