Nếu như trước đây ở Hải Phòng người dân chủ yếu tập trung nuôi tôm sú thì hiện nay đối tượng tôm thẻ chân trắng đã được nôi phổ biens hơn. Tại Hải Phòng có nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng dúng dụng công nghệ cao cho thu nhập ổn định. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao tại Hải Phòng.
Từ năm 2010 trở lại đây mô hình nuôi tôm công nghệp dã phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Hải Phòng. Từ chỗ chỉ là những mô hình đơn lẻ thì hiện nay số lượng các trang trại nuôi tôm công nghệp đã tăng lên đáng kể. Đối tượng tôm thẻ chân trắng được người nuôi ưu tiên lựa chọn.
Các trang trại nuôi tôm công nghệp ở Hải Phòng đã từng bước ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Nuôi tôm nhiều giai đoạn, nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, sử dụng tia cực tím đề xử lý nước thải chăn nuôi tôm…là những cách mà người nuôi ở Hải Phòng đang thử nghiệm và áp dụng . Nuôi tôm công nghệ cao đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường toàn cầu.
Mô hình này bắt đầu được gây dựng và phát triển từ năm 2012 bằng nguồn kinh phí vay từ Qý khuyến nông quốc gia và ngân sách hỗ trợ từ thành phố Hải Phòng. Mô hình bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2016 đén nay. Các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng chế phẩm sinh học được triển khai trên địa bàn các huyện Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Đồ Sơn, Dương Kinh…
Nhờ sử dụng các loại chế phảm sinh học đạt chuẩn nên mô hình này thả nuôi với mật độ 80-100 con/1m2. Tất cả các ao nuôi đều sử dụng BẠT LÓT HỒ NUÔI TÔM CÁ BẰNG HDPE có độ bền cao và tái sử dụng được nhiều vụ. Sau mỗi vụ nuôi trọng lượng trung bình của tôm là 18 – 20.5 gram/1 con. Năng suất đạt từ 10.5-11.8 tấn /ha.
Với năng suất và chát lượng cao thì mỗi ha cho lãi tới 500 triệu đồng cao gấp từ 1.7 – 2 lần so với các phương pháp nuôi tôm thông thường. Bên cạnh đó thì chính quyền cũng đã hỗ trợ để cấp chứng nhận VietGap cho 5 hộ dân trên địa bàn thành phố.
Mô hình đã sử dụng các loại chế phẩm sinh học uy tín trên thị trường với thành phần chủ yếu là Bacillus subtillis, bacillus pumilus... hàm lượng tối thiểu 108cfu/g giúp ổn định môi trường nuôi nhất là về cuối vụ khi lượng chất thải trong ao quá nhiều, hạn chế dịch bệnh.
Thông qua các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao đã giúp ý thức của người dân được nâng cao. Người dân tự nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap. Sản phẩm từ một số trang trại nuôi tôm lớn của Hải Phòng đã có thể quản lý, truy xuất nguồn gốc xuất xứ …tạo điều kiện thuận lợi để thành phố xây dựng chiens lược phát triển cho ngành nuôi tôm.
Xem Ngay: Bạt lót hồ nuôi tôm cá bằng HDPE
Nuôi tôm hai giai đoạn là mô hình đã phát huy hiệu quả tại nhiều địa phương trên cả nước. Các địa phương tại khu vực phía Nam là những người đầu tiên triển khai công nghệ này. ở Hải Phòng mô hình nuôi tôm hai giai đoạn cũng đã được triển khai và cho nhiều kết quả đáng mừng.
Mô hình nuôi tôm hai giai đoạn được triển khai theo chương trình của dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2019-2020 do Khuyến nông Hải Phòng chủ trì. Mô hình này được triển khai trên địa bàn quận Dương Kinh và huyện Tiên Lãng. Với diện tích nuôi ban đầu được thử nghiệm khaongr 1.5ha.
Mô hình này chia nhỏ quá trình nuôi tôm thành các giai đoạn khác nhau. ở giải đoạn mới thả nuôi người ta sẽ cho tôm giống nuôi trong các bể khung sắt lót MÀNG CHỐNG THẤM HDPE. Sau khi nuôi trong vòng 25-35 ngày sẽ chuyển xuống ao nuôi chìm dưới đất. Nhờ được chia nhỏ giai đoạn nên tỉ lệ sống của tôm giống cao, tôm ít bệnh tật, quay vòng vụ nuôi nhanh…
Để tạo biofloc ban đầu người nuôi sử dụng vôi Dolomite hoặc CaCO3 với lượng 15 - 20 kg/1.000 m3 kết hợp sử dụng rỉ đường, cám gạo, bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) nấu chín, ủ chua (2 - 3 kg/1.000 m3) sử dụng liên tục 3 - 5 ngày. Kiểm tra độ trong khi đạt 30 - 40 cm, tiến hành bổ sung chế phẩm Biowish aquafam, CP Bio plus liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khoảng 3 ngày sau ao nuôi xuất hiện biofloc, màu nước trong ao chuyển sang màu vàng, nâu nhạt hay xanh vỏ đậu thì tiến hành thả giống. Trong quá trình ương nuôi bổ sung rỉ đường, chế phẩm sinh học duy trì biofloc.
Trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hai giai doạn trước để tránh tôm bị sốc môi trường thì trước khi san người ta sẽ dẫn nước từ ao nuôi sang ao ương để thuần tôm. Nước từ ao nuôi đã được xử lý lên màu với biofloc đảm bảo tiêu chuẩn. Cần đo đạc thử nghiệm các tiêu chuẩn của nước ao nuôi so sánh với nước ao ương trước khi san tôm.
Sau năm đầu tiên triển khai theo hướng dẫn từ dự án mô hình đã cho những kết quả rất tích cực. : Tỉ lệ sống đạt trung bình: 76%;Kích cỡ thu hoạch: 18 – 20g/con; Sản lượng: 28.229 kg; Năng suất: 18,82 tấn/ha; Hệ số thức ăn: 1,09; Lợi nhuận bình quân 992.042.000 đồng/1 ha. Việc ứng dụng công nghệ này đã nâng cao nhận thức của người nuôi về phương pháp nuôi ứng dụng công nghệ Biofloc từ đó cộng đồng xung quanh học tập và áp dụng theo. Hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ công nghệ tái sử dụng chất thải, giảm thiểu hiện tượng bệnh; việc sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản; tạo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Mô hình này dang được thử nghiệm tại một số vùng nuôi tom ở Hải Phòng. Diểm mới của mô hình này là đèn cực tím được lắp vào khu vực dẫn nước mới vào ao nuôi. Đèn cực tím sẽ giúp diệt vi khuẩn, nấm và mầm bệnh có hại cho quá trình nuôi tôm. Nguồn nước sau khi được xử lý bằng tia cực tím mới đưa vào trong ao ương di động. Đây là các ao được sử dụng khung sắt lót bạt có mái che để tránh những tác động của thời tiết đến quá trình nuôi tôm.
Khi triển khai mô hình này dự án đã hỗ trợ 2 bể nổi có mái che đường kính 13m, 1 bể nổi đường kính 8m, 1 bể đường kính 12m, 1 bể đường kính 25m, 04 bộ sục khí và 7 máy xử lý nước bằng tia UV.
Kết quả của mô hình là rát đáng ghi nhận. đã giải quyết tốt vấn đề xử lý nước đầu vào, kiểm soát điều kiện môi trường ao nuôi, tôm ít bệnh tật, tăng tỉ lệ tôm sống trên các ao nuôi. Đánh giá sau vụ nuôi cho thấy tôm đạt trung bình 55-j60 con/1kg, tỉ lẹ sống trên các hồ nuôi đạt khoảng 70%.
Trên đây là các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao tại Hải Phòng. Đây là những mô hình tiêu biểu đẻ người dân có thẻ nghiên cứu và áp dụng trong điều kiện của mình. Trong thời gian tới ngành nuôi tôm Hải Phòng sẽ tếp tục triển khai thêm nhiều mô hình nuôi tôm mới có hiệu quả.
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design