tổng hợp các kỹ thuật thi công chống thấm cho nhà vệ sinh hiệu quả. Giới thiệu một số phương pháp chống thấm hiệu quả cho nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh hiện nay là mọt hạng mục rất quan trọng trong trong khi thi công xây dựng một ngôi nhà ở gia đình. Diện tích xây dựng ngày mọt thu hẹp khiến cho nhà vệ sinh không chỉ dược sử dụng đơn thuần theo cái tên của chúng nữa.
Thông thường hiện nay nhà vệ sinh là công trình khép kín được tận dụng làm phòng tắm và phòng giặt đồ. Do vậy một vấn đề quan trọng để đảm bảo nhà vệ sinh có thể thực hiện tốt chức năng là không bị hiện tượng thấm dột tấn công.
Tuy nhiên điều kiện hoạt động của nhà vệ sinh lại thường xuyên tiếp xúc với nước. Lượng nước không nhiều, áp lực nước không cao song nó lại là nguồn liên tục lưu giữ khiến cho khả nặng bị thấm dột tăng cao nếu không được thi công chống thấm dúng kỹ thuật bằng những loại vật liệu chống thấm chất lượng nahats.
Với sự phát triển của khao học kỹ thuật đặc biệt trong ngành vật liệu xây dựng và hóa chất chống thấm hiện nay có thể có rất nhiều phuong pháp thi công chống thấm cho nhà vệ sinh. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những cách chống thấm như dùng màng khò nóng, màng chống thấm tự dính, sơn chống thấm (CT-11A sản phẩm của hãng sơn Kova, dùng hóa chất chống thấm của Sika như Sikatop Seal 107 hay Sikaproof Membrane...
Nhiều loại sản phẩm chống thấm với nhiều phương pháp nwh vậy tưởng chừng người tiêu dùng sẽ dễ dàng lựa chọn được sản phẩm chống thấm tốt phù hợp với điều kiện kinh tế và bảo đảm chất lượng cho công trình. Tuy nhiên không phải như vaayjh. Việc có quá nhiều phương pháp chống thấm khiến cho khách hàng trở nên bối rối trong việc lựa chọn được phương pháp chính xác cho công trình của mình.
Trong thực tế thi công tại các công trình xây dựng công ty Phú Sơn chugns tôi đã từng được những chru nhân có nhà xây mới đưa cho hàng chụ báo giá của nhiều đơn vị khác nhau với ccs loại vật liệu khác nhau. Chính điều đó khiến cho khách hàng trở nên nghi ngại đối với việc thi công chống thấm cho nhà vệ sinh.
Hiểu được những khó khăn vướng mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng các loại vật liệu chống thấm để thi công cho nhà vệ sinh đội ngũ kỹ thuật của công ty Phú Sơn đã tìm hiểu nhiều công nghệ để ứng dụng vào điều kiện thực tế xây dựng tại Việt Nam.
Những công nghệ đó đã được chúng tôi tư vấn cho khách hàng và đã kiểm nghiệm trong thực tế của rất nhiều công trình chống thấm. Đây là những phương án chống thấm đảm bảo hiệu quả lâu dài, phù hợp với điều kiện kinh tế của người Việt nam. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết kỹ thauatj thực hiện chống thấm cho nhà vệ sinh với từng nhóm vật liệu, với các bước đi cụ thể ở phí dưới của bài việt này.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên việc chống thấm cho nhà vệ sinh thực ra cũng không quá khó khăn. Đối với hạng mục nhà vệ sinh kỹ thuật thi công chống thấm còn đơn giản hơn so với việc chống thấm cho mạch dừng bê tông hay chống thấm cho tầng hầm...
Tuy vậy với dideeuf kiện tại Việt Nam vấn đề thi công chống thấm cho nhà vệ sinh nói riêng và thi công chống thấm cho ngôi nhà nói chung lại thường chưa được nhận thực đầy đủ. Tâm lý của đa số người là chri chống thấm cho ngôi nhà khi phát hiện ra tình trạng thấm dột. Còn thì vẫn cho rằng chỉ có lớp vữa, bê tông gạch ốp lát vẫn có khả anwng chống thấm tốt.
Tuy nhiên thực tiễn đã cho thấy chỉ những loại vật liệu đó là khoogn đủ để tạo ra khả anwng chống thấm cho công trình. Tất cả những nhà ở nhanh xuống cấp phải sửa chữa ddeeuf liên quan đến thấm dột. Và không ít trong số đó là tình trạng thấm dột cho nhà vệ sinh.
Chưa nói tới yếu tố chi phí thì việc sửa chữa chống thấm lại nhà vệ sinh gây ra rất nhiều phiền toái cho sinh hoạt gia đình, làm hỏng tường nhà, ẩm mốc nhà, ảnh hưởng kết cấu ngôi nhà, khi sửa chữa chống thấm phải tháo dỡ các thiết bị vệ sinh, bồn tắm, đục nền, chính vì thế chi phí sửa chữa rất tốn kém, đảo lộn đến sinh hoạt của gia đình. Vì vậy công tác chống thấm nhà vệ sinh cần chú trọng ngay từ khi nhà mới xây, nên chọn phương pháp tốt để độ bền chống thấm được lâu dài.
Nhận thức dược những tác hại lâu dài đối với thẩm mỹ của ngôi nhà, đối với chất lượng kết cấu và kể cả sức khỏe của con người thì những năm gần đây các chủ nhà đã quan tâm hơn tới việc thi công chống thấm nói chung trong đó có chống thấm cho nhà vệ sinh.
Với khách hàng xây dựng mới chúng tôi vẫn đưa ra tư vấn nên chống thấm ngay từ khi xây dựng để tiết kiệm chi phí. Thực tế cho thấy việc chống thấm cho nahf vệ sinh ngay từ khi xây dựng có chi phí thấp hơn rất nhiều. Chi phí để khắc phục sự cố thấm dột sau đó sẽ tốn kém hơn rất nhiều trong khi chưa kể đến những hệ lụy phát sinh từ quá trình thi công đó.
Với nhiều gia đình khi xây dựng ngôi nhà mới họ thường giao khoán toàn bộ công việc chống thấm cho bên thi công xây dựng thô. Tuy nhiên mọt bộ phận không nhỏ những người thi công thô thường chỉ quan tâm tới việc xây dựng của họ trong khi chỉ sử dụng các loại vật liệu chống thấm rẻ tiền với phương thức chống thấm đơn giản để chống thấm vào ngay thời điểm đó . Hậu quả sử dụng sau này chủ nhà phải chịu
Có những chủ nhà mặc dù thuê các công ty chống thấm, đội thợ chống thấm nhưng do không tìm hiểu kỹ về vật liệu, phương pháp làm, hoặc do quá bận nên không thể giám sát chặt chẽ quá trình thi công vì thế sau một thời gian sử dụng bị thấm lại, làm đi làm lại vẫn thấm. Các phương pháp kém an toàn, chúng tôi đã gặp phải có thể kể đến như sau: dán màng khò nóng 3mm, dán màng tự dính, quét sơn chống thấm CT 11A (Kova), quét Sika Latex trộn xi măng, quét bitum nhựa đường Sikamembrane, Flinkote, láng hoặc trát chống thấm bằng phụ gia ... Đây là các phương pháp mà chủ nhà, chủ thầu xây dựng hay các đơn vị thi công thường chọn vì rẻ tiền, dễ làm, nhanh chóng, nhưng hiệu quả chống thấm rất kém, có khi làm xong ngâm nước đã bị thấm ngay. Chống thấm tốt, lâu bền phụ thuộc hai yếu tố: phương pháp tốt và tay nghề thợ chống thấm.
Một vài đặc điểm khiến cho nhà vệ sinh dễ bị hiện tượng thấm dột tấn công:
- Sàn vệ sinh với đặc điểm thường xuyên có nước, đặc biệt nước thẩm thấu qua các mạch gạch lát nền tích tụ lại đọng dưới sàn bê tông nhà vệ sinh.
- Rất dễ bị nứt bê tông sàn, do kết cấu bị lún, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém.
- Có 4 vị trí gây thấm nhà vệ sinh cần chú ý đó là: Hộp kỹ thuật, các cổ ống đi xuyên sàn, chân tường chỗ tiếp giáp giữa sàn và tường, nứt sàn bê tông nhà vệ sinh.
Với kinh nghiệm thi công chống thấm cho hàng nghìn công trình xaya dựng trong đó có hạng mục nhà vệ sinh chúng toi đã nhận thấy có một số phương án có thể giúp giải queyets hiệu quả tình trạng thấm dột cho nhà vệ sinh. Các phuwogn án này không chỉ được sử dụng tại Việt nam mà cũng tương đối phổ biến trên thế giới. Sau đây sẽ là kỹ thuật thi ông của từng phuwogn án chống thấm.
Phương án 1: Sử dụng chống thấm thẩm thấu Water Seal DPC:
Các loại vật liệu cần chuẩn bị:
+ Dung dịch chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu Water Seal DPC (Australia)
+ Màng quét đàn hồi xi măng Polymer hai thành phần đàn hồi cao FOSMIX (Anh Quốc).
+ Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass chống co nứt góc chân tường.
+ Sika Latex TH
+ Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11:
Các bước tiến hành chống thấm:
Bước 1: chuẩn bị mặt bằng để thi công. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của công tác chống thấm. Bề mặt tường và sàn của nhà vệ sinh cần đảm bảo điều kiện như sau:
- Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt, băm chặt các vữa thừa bằng búa rìu sắt. Dùng máy mài lắp chổi sắt vào đánh sạch bề mặt, tạo ma sát bề mặt.
- Sử dụng máy thổi bụi thổi sạch bụi và các tạp chất.
- Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc. Trát vá bằng vữa sửa chữa có trộn phụ gia kết nối.
- Đối với các vết nứt lớn phải được trám bằng keo Polyurethane chuyên dụng.
- Bảo hòa ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng các lớp chống thấm. Không để bề mặt bị sũng nước nhưng cũng không dược để bề mặt bị quá khô hiệu quả chống thấm sẽ không cao.
Bước 2: xử lý cổ ống xuyên sàn
Đục tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa, rửa sạch miệng cổ ống bằng nước sạch. Sau đó chèn kín cổ ống. Quét kết dính hồ dầu Sika Latex TH trộn với xi măng nước sạch theo tỷ lệ lên phần miệng ống và ống sau đó trộn vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11 với nước sạch và đổ vào cổ ống. Bảo dưỡng cổ ống bằng nước sạch, tránh bị nứt.
Cổ ống xuyên sàn thường là một trong những hạng mcuj có nguy cơ bị thấm dột cao khi nơi đây là sự kết hợp của nhiều loại vật liệu xây dựng. Khi thi công chống thấm cho nhà vệ sinh cần chú trọng việc xử lý hiệu quả vị trí này.
Bước 3: Trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông bằng vữa xi măng + cát. Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần sàn và tường phẳng để lưới gia cố chân không bị gập, gồ ghề.
Bước 4: Tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Sika Latex TH+ xi măng + nước. Đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn. Sau đó đợi lớp lưới Fiber Glass đã được cố định trên lớp lót trước khi phủ chống thấm lên.
Bước 5: Pha hoá chất Water Seal DPC với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 sau đó quét toàn bộ sàn, chân tường bằng hoá chất tinh thể thẩm thấu Water Seal DPC (Úc) với định mức 0,1 lít/ m2. Hoá chất Water Seal DPC với tác dụng thẩm thấu sâu bên trong bê tông, phản ứng Silic lấp đầy các lỗ mao rỗng bê tông, đồng thời làm bê tông đặc chắc, kéo dài tuổi thọ bê tông, giúp hàn gắn vết nứt bê tông lên tới 0,3 mm. Đây là vật liệu rất quan trọng nhất giúp độ bền chống thấm kéo dài 20 - 30 năm.
Bước 6: Trộn Màng xi măng hai thành phần FOSMIX bằng máy khoan tay loại mạnh tốc độ chậm (400- 600v/p) gắn với lưỡi trộn thích hợp. Cho thành phần A (lỏng) vào trong 1 thùng sạch. Cho máy trộn chạy và cho thành phần B (bột) vào từ từ. Trộn trong khoảng 3-5 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất.
Bước 7: Tiến hành thi công lớp màng quét xi măng FOSMIX thứ nhất bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, riêng phần quét chân tường thường quét cao 50 cm. Định mức quét 0,6kg/ m2/ lớp.
Bước 8: Sau 2 - 4 giờ đồng hồ, khi lớp thứ nhất đã se khô ta tiến hành thi công lớp thứ 2 màng quét xi măng FOSMIX bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí và cho đều bề mặt. Định mức 0,6 kg/ m2.
Bước 9: Tương tự như thi công lớp hai, ta cũng chờ từ 2 - 4 giờ đồng hồ, khi lớp thứ hai đã se khô ta tiến hành thi công lớp thứ 3 màng quét xi măng FOSMIX bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, vén chân tường, quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí và cho đều bề mặt. Định mức 0,6 kg/ m2/ lớp.
Bước 10: Sau 24 - 48 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu xong yêu cầu phải có lớp vữa láng bảo vệ chống thấm (phần công việc ngâm nước và cán vữa bảo vệ này chủ đầu tư, thầu xây dựng tự làm).
Phương án 2 sử dụng vật liệu chống thấm Sika:
Việc thi công chống thấm cho nhà vệ sinh bằng phương pháp bên trên mang lại hiệu quả chống thấm cao và lâu dài cho công trình. Bên cạnh đó chúng ta có thể sử dụng toàn bộ các loại phụ gia chống thấm do Sika sản xuất để thi công chống thấm amng lại hiệu quả cao.
Các loại vật liệu được sử dụng:
- Sikaproof Membrane hoặc Sikhatop Seal 107:
- Lưới thủy tinh gia cường Fiber Glas chống co nứt chân tường.
- Vữa kết nối Sika Latex.
- Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11
- Cát và xi măng.
kỹ thuật thi công chống thấm được thực hiện như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh và bề mặt tường xung quanh 40cm. các yêu cầu về bề amwtj nhà vệ sinh tương tự như phương án trên.
Bước 2: Xử lý cổ ống xuyên sàn. Đây là vị trí quan trọng càn pahir thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật để ddatjd dược hiệu quả cao. Chúng tôi đã trình bày chi tiết việc chống thấm cho cổ ống xuyên sàn tại đây hoặc bạn có thể làm như sau:
Đục tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa, rửa sạch miệng cổ ống bằng nước sạch. Sau đó chèn kín cổ ống. Quét kết dính hồ dầu Sika Latex TH trộn với xi măng nước sạch theo tỷ lệ lên phần miệng ống và ống sau đó trộn vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11 với nước sạch và đổ vào cổ ống. Bảo dưỡng cổ ống bằng nước sạch, tránh bị nứt.
Bước 3: Trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông bằng vữa xi măng + cát. Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần sàn và tường phẳng để lưới gia cố chân không bị gập, gồ ghề.
Bước 4: Tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Sika Latex TH+ xi măng + nước. Đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn. Sau đó đợi lớp lưới Fiber Glass đã được cố định trên lớp lót trước khi phủ chống thấm lên.
- Bước 5: sử dụng các loại vật liệu chống thấm Sika:
Với Sikaproof Membrane pha loảng sản phẩm với nước theo tỉ lệ 1:1 sử dụng chổi quét lên toàn bộ bề mặt của sàn và tường. Chờ cho lớp này khô sau khaongr từ 2-4h. Sau đó sử dụng sản phẩm nguyên chất thi công 2 lớp lên trên bề mặt vừa lót. Mỗi lớp cách nhau từ 2-4h tùy điều kiện thực tế thi công. Sau 24h thì thử nước và thi công các hạng mcuj khác. Chú ý khi thi công các ahngj mục khác cần làm cẩn thận để tránh làm hư hỏng lớp màng chống thấm vừa mới thi công.
Với Sikatop Seal 107; trộn 2 thành phần được chế tạo sẵn theo tỉ lệ in trên bao bì với nhau. Sử dụng động cơ điện có số vòng quay thấp để đảo đều sản phẩm chúng ta được một dung dịch trông giống như hồ dầu. Dùng bay vữa hoặc bình phun thi công 2 lớp lên trên bề mặt của khu vực cần chống thấm. Mỗi lớp thi công cách nhau từ 2-4h tùy vào điều kiện thi công. Sau 24h thử nước và có thể tiến hành thi công các hạng mục khác.
Các bạn thấy đấy việc thi công chóng thấm cho sàn nahf vệ sinh dương không quá phức tạp. Với những vật liệu chuyên dụng cùng với kỹ thuật thi công của người thợ chúng ta hoàn toàn có thể được đảm bảo heienj tượng thấm dột khó lòng ảnh hưởng tới khu vực này.
Về kỹ thuật thực hienj việc chống thấm cho nhà vệ sinh sàn âm không khác nhiều so với chống thấm cho nhà vệ sinh sàn dương ở trên. Tuy vậy do đăc điểm xây dựng nên việc chống thấm của nahf vệ sinh sàn âm sẽ phức tạp hơn đôi chút so với nahf vệ sinh sàn dương. Điều anyf đòi hỏi đội ngũ thi công chống thấm phải có kinh nghiemj mới có thể thực hiện tốt kỹ thuật này.
Tranh cãi lớn nhất khi thi công chống thấm nhà vệ sinh àn âm là nên chống thấm ngay lớp bê tong đáy sàn hay đổ bê tông vào lòng âm và chống thấm trên lớp bê tông này.
Bằng thực tiễn nhiều năm hoạt động trong lixh vực chống thấm và thực hiện việc xử lý thấm dột cho nhà vệ sinh của nhiều nhà dân chúng tôi khuyến cáo việc chống thấm nên được thực hiện ở phái dưới lớp bê tông sàn và vén cao xung quanh ít nhất 50 cm. Nguyên nhân bởi vì nếu làm chống thấm trên mặt sau khi tôn nền thì nếu sau vài năm ống nước hở thì nước sẽ gây thấm, đồng thời lớp bê tông hoặc vữa tôn nền sau một thời gian sẽ có hiện tượng rạn nứt, tách lớp nên sẽ ảnh hưởng lớn tới lớp chống thấm. Do vậy nhà vệ sinh sàn âm muốn chống thấm bền và lâu dài bắt buộc phải làm bên dưới lòng mặt sàn bê tông.
Các loại vật liệu được sử dụng:
+ Dung dịch chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu Water Seal DPC
+ Màng đàn hồi xi măng Polymer hai thành phần đàn hồi cao FOSMIX.
+ Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass chống co nứt góc chân tường.
+ Vữa rót không co ngót Sikagrout 214-11
Kỹ thuật thi công chống thấm nhà vệ sinh sàn âm:
Bước 1: xử lý bề mặt trước khi thi công:
Các yêu cầu về bề amwtj thi công tương tự với các phương án đã được trình bày phái trên.
Bước 2: xử lý chống thấm cho cổ ống xuyên sàn:
hòa ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng các lớp chống thấm.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ phần cổ ống xuyên hộp kỹ thuật, ghép kín sau đó đổ vữa rót không co ngót chống thấm không co ngót toàn bộ phần cổ ống xuyên hộp kỹ thuật.
Bước 3: Trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông bằng vữa xi măng + cát. Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần sàn và tường phẳng để lưới gia cố chân không bị gập, gồ ghề.
Bước 4: Tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Sika Latex TH+ xi măng + nước. Đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn. Sau đó đợi lớp lưới Fiber Glass đã được cố định trên lớp lót trước khi phủ chống thấm lên.
Bước 5: Pha hoá chất Water Seal DPC với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 sau đó quét toàn bộ sàn, chân tường bằng hoá chất tinh thể thẩm thấu Water Seal DPC (Úc) với định mức 0,2 lít/ m2. Hoá chất Water Seal DPC với tác dụng thẩm thấu sâu bên trong bê tông, phản ứng Silic lấp đầy các lỗ mao rỗng bê tông, đồng thời làm bê tông đặc chắc, kéo dài tuổi thọ bê tông, giúp hàn gắn vết nứt bê tông lên tới 0,3 mm. Đây là vật liệu rất quan trọng nhất giúp độ bền chống thấm kéo dài 20 - 30 năm.
Bước 6: Trộn Màng xi măng hai thành phần FOSMIX bằng máy khoan tay loại mạnh tốc độ chậm (400- 600v/p) gắn với lưỡi trộn thích hợp. Cho thành phần A (lỏng) vào trong 1 thùng sạch. Cho máy trộn chạy và cho thành phần B (bột) vào từ từ. Trộn trong khoảng 3 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất.
Bước 7: Tiến hành thi công quét lớp Màng xi măng FOSMIX thứ nhất bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, riêng phần quét chân tường thường quét cao 50 cm. Định mức 0,6 Kg/ m2/lớp.
Bước 8: Sau 2-4 giờ đồng hồ kể từ khi quét lớp thứ nhất (tuỳ theo điều kiện thời tiết mà sự khô nhanh chậm khác nhau, khi quét lớp thứ 2 thì lớp thứ nhất phải se bề mặt và đi lại không dính chân). Ta quét lớp thứ hai vuông góc với lớp thứ nhất với định mức 0,6 Kg/ m2/ lớp.
Bước 9: Sau 2-4 giờ đồng hồ kể từ khi quét lớp thứ nhất (tuỳ theo điều kiện thời tiết mà sự khô nhanh chậm khác nhau, khi quét lớp thứ 3 thì lớp thứ 2 phải se bề mặt và đi lại không dính chân). Ta quét lớp thứ ba vuông góc với lớp thứ hai với định mức 0,6 Kg/ m2/ lớp.
Bước 10: Sau 24 - 48 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu xong yêu cầu phải có lớp vữa láng bảo vệ chống thấm (phần công việc ngâm nước và cán vữa bảo vệ này chủ đầu tư, thầu xây dựng tự làm).
Như vậy trên đây chúng tôi đã trình bày với các bạn tổng hợp các kỹ thuật thi công chống thấm cho nhà vệ sinh hiệu quả. Đây là những giải pháp chống thấm đã được thực hiện tạ nhiều công trình trên cả nước và nhiều nước tiên tiến trên thế giới. mọi ý kiến đóng góp và thắc amwcs vui lòng liên hệ với chúng toi để được hỗ trợ. Rất hân hanhjd dược phục vụ !
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY LẮP PHÚ SƠN
Địa chỉ: Số 11 - ngõ 488 - Ngọc Hồi- Văn Điển-Thanh Trì -Hà Nội
VPGD: Phòng 234 Tòa VP6 Khu đô thị Linh Đàm - Hoàng Mai -Hà Nội
Điện thoại: 0462592729
Di động: 0986126825
Email: phuson2015@gmail.com
Website: http://xaylapphuson.vn
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design