Bể ngầm là một hạng mục khá đặc biết trong nhiều công trình xây dựng. Bể ngầm được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau có thể dùng để đựng nước sạch hoắc nước thải… Với đặc điểm là nằm ngầm dưới lòng đất nên việc thi công chống thấm bể ngầm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao bởi sẽ rất khó quan sát và xử lý khi bê ngầm xảy ra sự cố thấm dột. Việc thi công chống thấm cho bê ngầm cần được xem xét nghiêm túc và cản trọng khi tiến hành xây dựng.
Trong quá trình phân phối cũng như tư vấn chống thấm cho các công trình xây dựng công ty TNHH đầu tư xây lắp Phú Sơn nhận thấy rằng có rất nhiều phương án khác nhau để chống thấm cho bể ngầm Việc lựa chọn phương án chống thấm nào cần được xem xét để đảm bảo lợi ích kinh tế cũng như yêu cầu kỹ thuật cho công trình. Phổ biến hiện nay có 5 phương án sử dụng để chống thấm cho bể ngầm:
- Sử dụng màng chống thấm: các loại màng bitum, màng khô nóng, màng lỏng chống thấm…
- Sử dụng phụ gia chống thấm trộn vào bê tông
- Sử dụng các dung dịch thẩm thấu tạo màng silicat biến tính chống thấm
- Sử dụng vật liệu gốc xi măng, thẩm thấu kết tinh trong bê tông
Mỗi phương án khác nhau có những lợi thế và hạn chế khác nhau. Quý khách căn cứ vào thực tế thi công tại công trình của mình để lựa chọn được phương án phù hợp nhất. Nếu chưa biết lựa chọn phương án nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0986126825 để được hỗ trợ đầy đủ và chi tiết nhất. Sau đây chúng ta đi tìm hiểu ưu và nhược điểm của từng phương pháp chống thấm bể ngầm:
Hiện nay có rất nhiều loại màng chống thấm được sử dụng để thi công chống thấm nói chung và bể ngầm nói riêng. Các sản phẩm thường dùng: màng chống thấm khô nóng bitum, màng chống thấm hdpe, màng lỏng chống thấm Sikaproof Membrane…
Ưu điểm khi sử dụng màng chống thấm để thi công là độ bền cao và hiệu quả chống thấm rất tốt. với độ bền của các màng khô nóng lên tới hàng trăm năm thì độ bền và hiệu quả chống thấm của nhóm sản phẩm này tỏ ra vượt trội
Tuy nhiên khi sử dụng màng chống thấm thì nó chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi chống thấm cho các bể nước trên cao, nó có tác dụng đối với chống thấm thuận. Còn đối với bể nước ngầm còn một vấn đề vô cùng quan trọng là mạch nước ngầm từ bên ngoài thấm vào. Có thể nói việc sử dụng các loại màng để thi công chống thấm cho bể ngầm chỉ là mang ý nghĩa “bỏ tiền mua sự yên tâm” bởi trên thực tế các sản phẩm như thế này vẫn chưa giải quyết triệt để được nguyên nhân của hiện tượng thấm nước, nó chỉ giúp che đậy hiện tượng thấm nước mà thôi. Nếu sử dụng màng chống thấm gặp phải mạch nước ngấm ngược mạnh thì màng chống thám cũng không đảm bảo được yêu cầu và công trình vẫn có thể bị hư hỏng. Mặt khác việc sử dụng màng chống thấm cũng tương đối đắt đỏ so với các phương án khác bởi đây là phương án thi công đòi hỏi tay nghề thợ cao nhưng năng suất lao động lại không thể cao được. Nếu thợ không lành nghề không thể thực hiện tốt phương án chống thấm này được.
Mộ trong những hạn chế của phương án này là khi thi công phải có đường hàn nối giữa các tấm màng với nhau do diện tích của mỗi tấm chỉ là giới hạn. Việc kiểm soát các mối hàn này ở diện tích nhỏ thì không vấn đề gì tuy nhiên khi diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông lại thi công trong điều kiện ngầm thiếu sáng cũng không có gì đảm bảo được tất cả các mối hàn đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Khi áp dụng phương án chống thấm này thực tế thì lớp amngf không thể bảo vệ bê tông được trước sự tấn công xâm nhập của mạch nước ngầm bên ngoài. Mặc dù đã được chống thấm bằng lớp màng chống thấm nhưng trong nhiều công trình nước vẫn theo các kết cấu sắt thép ngấm ngược lên và có khi tạo thành vũng động lại trên bề mặt dù đã được gia cố bằng màng khô nóng
Phương pháp chống thấm này thực ra cũng không hiệu quả lắm và không có căn cứ khoa học. Phương pháp này chủ yếu dựa trên quan niệm giống như áp dụng chống thấm cho các vị trí trên cao mà thôi, bởi chúng ta biết rằng vữa và bê tông có hai tính chất khác nhau hoàn toàn, bê tông có cường độ cao hơn, độ chặt cũng cao hơn, từ đó dẫn độ thấm, co ngót….khác xa với vữa trát hoàn thiện. Vữa trát xốp, mền hơn bê tông, nó được trát lên bề mặt bê tông đã ninh kết, nên độ dính bám giữa hai loại này bị hạn chế, đặc biệt là khi chúng ta xử lý cho các cấu trúc bể ngầm thì lớp vữa này chẳng có tác dụng gì, cụ thể chúng sẽ bị nước chiều ngược (nước ngầm) thấm mục, dẫn đến bong rộp do bị ngâm trong nước với thời gian dài, điều này làm cho các loại vật liệu chống thấm cũng sẽ bị rơi theo, tác dụng của việc chống thấm bể trở thành vô nghĩa, nước từ bên ngoài sẽ thấm vào bể, làm ô nhiễm nước trong bể, mặt khác nếu là bể chữa cháy thì khi hút nước có thể sẽ bị kẹt ống do lớp vữa trát bong rơi xuống đáy gây ra.
Đây là phương án được khá nhiều nơi sử dụng và sử dụng tương đối lâu. Mục dích sử dụng luôn phụ gia chống thấm trộn trực tiếp vào bê tông khi đổ bê tông bể ngầm. Về mặt lsy thuyết phương án này tỏ ra hiệu quả bởi trong các phụ gia bê tông đều có ít nhiều khả năng chống thấm khi nó đã giúp cải thiện tính năng của bê tông, thêm tính năng chống thấm cho bê tông. Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết trong phòng thí nghiệm bởi thực tế khi thi công bê tông chúng ta không thể tạo ra tất cả các mẻ bê tông giống hệt nhau về tất cả mọi yếu tố. Đó chắc chắn là một diều không thể khi thi công tại công trường. Bê tông rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường bên ngoài. Sự thay đổi các yếu tố điều kiện tự nhiên sẽ làm cho tính năng củ bê tông khác đi, độ co ngót khác đi.. Và vì không tạo ra được bê tông đồng nhất ở các mẻ trộn khác nhau nên khi phụ gia chống thấm phát huy trong bê tông cũng khác nhau dẫn đến khả năng chống thấm không đồng nhất.
Bởi vậy cho nên cho dù đến ngày tháo ván khuôn thì vẫn có những vị trí cục bộ mà bê tông không đạt được cường độ theo yêu cầu ban đầu. vẫn sẽ hình thành nên những vết nứt siêu nhỏ mà mới ban đầu chưa gây ra hiện tượng thấm nước tuy nhiên khi đi vào sử dụng thì những vết nứt này sẽ là nơi nước ngấm qua dễ dàng.
Phương án này tỏ ra không hiệu quả khi chúng ta đã phải chi ra một số tiền rất lớn để mua phụ gia chống thấm trộn vào bê tông song hiệu quả chống thấm lại không cao. Hiện nay trong thi công chống thấm bể ngầm người ta rất ít sử dụng phương án này. Phương án này chỉ được sử dụng nhiều cho các vị trí thi công chống thấm đặc biệt như trụ cầu, móng cầu hoặc trong các môi trường thi công chống thấm đặc biệt mà không thể áp dụng các phương án chống thấm khác.
Phương án này đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới song ở Việt Nam phương án này mới được đưa vào áp dụng. tính năng của dung dịch thẩm thấu tạo màng là nó ngấm vào trong bề mặt bê tông và tạo một lớp màng có tính năng ngăn chặn nước chảy quả
Tuy nhiên cũng giống như khi sử dụng màng chống thấm bitum phương án này cũng chỉ có hiệu quả khi chống thấm thuận còn đối với công trình yêu cầu phải chống thấm ngược thì chúng tôi khuyến cao không nên sử dụng. phương án này so với việc sử dụng màng chống thấm bitum thì rẻ hơn, thi công đơn giản hơn, năng suất lao động của thợ thi công cũng cao hơn.
Trong thực tế tại công trường đã có những công trình mà các bên đã liều lĩnh áp dụng phương án này chống thấm ngược cho các công trình ngầm và hậu quả là sau đó đi khắc phục sự cố tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian. Do đó phương án này chỉ nên áp dụng khi chống thấm cho mặt cầu đường bộ (bè mặt thuận trên cao).
Đây cũng là phương án mới và vật liệu mới được đưa vào Việt nam trong vài năm gần đây. Phương án này sử dụng vật liệu gốc xi măng thi công trực tiếp lên bề mặt bê tông. Vật liệu này được chỉ định cho các công trình chứa nước thường xuyên: bể nước ngầm, bể nước thải… và những nơi không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nếu chống thấm cho bể nước ngầm đây có lẽ là phương án hiệu quả nhất hiện nay.
Công nghệ này có một đặc điểm hết sức đặc biệt mà các phương án khác không có: vật liệu có các hoạt chất tác dụng với hơi ẩm trong các mao dẫn của bê tông, từ đó thẩm thấu vào các mao dẫn này, quá trình tương tác kích hoạt liên tục giữa vật liệu và hơi ẩm trong mao dẫn của bê tông vẫn diễn ra trong vài năm sau khi áp dụng vật liệu, một số loại vật liệu dạng này có khả năng xuyên suốt bản bê tông dầy 25-30cm trong vòng 2-3 năm, vì vậy, chúng ngăn chặn được nước từ hai chiều thuận ngược.
Nếu như các phương án chống thấm trên chỉ phù hợp với chống thấm thuận thì với loại vật liệu mới này khi công thể tiếp cận theo chiều thuận hoàn toàn có thể thi công chống thấm ngược vẫn mang lại hiệu quả trong thi công chống thấm cao nhờ vào tính năng thẩm thấu cao cảu sản phẩm. Nhờ tính năng thẩm thấu cao mà nó có thể bịt kín các vết nứt từ siêu nhỏ đến vết nứt 1/8 inch. Là vạt liệu gốc xi măng nên loại này có thể tương thích hoàn toàn với lớp vữa trát, vữa trang trí nên khả năng chống thám rất hiệu quả. Phương án này tỏ ra hiệu quả ở cả chống thấm thuận và chống thấm ngược phù hợp để chống thấm cho bể ngầm
Trên đây chúng tôi vừa trình bày với các bạn 4 phương án để thi công chống thấm bể ngầm. Mỗi phương án đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau do đó việc lựa chọn phương án nào, hay phối hợp nhiều phương án với nhau để xử lý dứt điểm hiện tượng thấm dột hay chống thấm tổng thể cho công trình ngầm quý khách hàng nên liên hệ với những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY LẮP PHÚ SƠN
Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
Cửa hàng :208 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
Sika TP Hồ Chí Minh: 303 Lý Thái Tổ - Quận 10 - TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 046 2592729 DĐ: 0986 126825 Email: phuson2015@gmail.com
Website: http://xaylapphuson.vn
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design