Nuôi tôm công nghệ cao trong nhiều năm qua đã và đang được người dân trên cả nước áp dụng. Đây cũng là hướng đi tất yếu để phát triển ngành nuôi trồng, ché biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam. Những người nuôi tôm tại Sóc Trăng cũng không nằm ngoài xu hướng tất yếu đó. Các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Sóc Trăng đang cho thấy những hiệu quả tích cực làm thay đổi cuộc sống và thu nhập của người dân. Các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Sóc trăng được đàu tư bài bản cho sản lượng và chất lượng ổn dịnh.
Nhờ được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong nhiều năm qua nông nghiệp Sóc Trăng đã và đang đạt được nhiều thành quả dáng ghi nhận. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã và dang thay đổi về lượng và về chất. Trong đó ngành thủy sản được địa phương xem là múi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. ngành thủy sản Sóc Trăng đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong cả 3 lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Những thành tựu đó đã và đang đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng thì diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng đã tăng lên gần 4 lần sau 20 năm. Từ khoảng 19.000 ha vào năm 1992 cho đến hơn 76.500 ha vào năm 2022. Trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ là chủ yếu với trên 55.000 ha. Với diện tích nuôi tôm như vậy thì trong năm 2022 sản lượng thu hoạch đạt gần 185.000 tấn tôm thương phẩm. Diện tích nuôi tôm ở Sóc Trăng chủ yếu tập trung tại các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu. Đối tượng được nuôi chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. ở Sóc Trăng cũng có nhiều mô hình nuôi tôm cho hiệu qur kinh tế như mô hình nuôi tôm - lúa, nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi tôm công nghệ biofloc...
Thông qua công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học công nghệ cũng như mô hình trình diễn người nuôi tôm tại Sóc Trăng đã dần tiếp cận được với các công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Trong 10 năm trở lại đây việc chuyển đổi sang các mô hình nuôi tôm công nghệ cao được thúc đẩy mạnh mẽ. Người dân đang dần thay đổi từ mô hình nuôi tôm truyền thống trong ao đất sang mô hình nuôi tôm trong ao sử dụng bạt lót hồ nuôi tôm cá bằng HDPE. Trong các mô hình nuôi tôm tại Sóc Trăng hiện nay thì mô hình nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn đang được xem là tối ưu hơn cả. Với mô hình nuôi tôm này người dân có thể dễ dàng lắp đặt các trang thiết bị, máy móc...để tăng cường hieuj quả cho người nuôi tôm. Hiện nay diện tích nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn tại Sóc Trăng khoảng 4000ha chiếm khoảng 9% diện tích nuôi tôm nước lợ toàn tình. Tôm được nuôi theo mô hình này có chất lượng, kích cỡ đồng đều, thời gian sinh trưởng ngắn, ít bệnh tật...
Ông Trần Hoàng Dũng - Trưởng phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tràn Đề (Sóc Trăng) cho biết: “Trần Đề là một trong những địa phương nuôi tôm trọng điểm của tỉnh, trên địa bàn huyện có các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản triển khai các khu nuôi tôm lớn quy mô hơn 100ha ứng dụng CNC. Song song đó, hộ nuôi tôm tại huyện đã dần chuyển đổi nuôi tôm ao đất sang nuôi tôm CNC nên năng suất tôm nuôi tăng đáng kể. Theo tính toán mô hình nuôi tôm CNC có sản lượng tôm nuôi sau thu hoạch khoảng 20 tấn/ha/vụ, lợi nhuận thu về hàng tỷ đồng/năm…”.
Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển các mô hình nuôi tôm theo hướng công nghệ cao thì khâu liên kết trong chuỗi sản xuất tiêu thụ cũng được quan tâm. Mối liên kết giữa các đơn vị thu mua chế biến và xuất khẩu tôm với các hộ nông dân, Hợp tác xã nuôi tôm được thực hiện xuyên suốt. Nhờ đó trong thời gian qua luôn đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, an toàn cung cấp cho các nhà máy chế biến và xuất khảu tôm trên địa bàn Sóc Trăng.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã xác định ứng dụng công nghệ số, áp dụng các quy trình tiên tiến để phát triển nghề nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao là tiền đè quan trọng để phát trienr nghề nuôi tôm tại địa phương. Theo ông Quách Tài Thanh Bình - Chi cục trưởng chi cục thủy sản Sóc Trăng thì để có thẻ ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm cũng như xây dựng chuỗi liên kết trong ngành thủy sản thì Sóc Trăng cần rà soát lại quy hoạch diện tích nuôi tôm của tỉnh phù hợp với vùng sinh thái. Trên cơ sở đó xác định được vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao dẻ tiến hành xay dựng các công trình phụ trợ và cơ sở hạ tàng đồng bộ.
Bên cạnh đó, đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi tôm biển tập trung, ưu tiên thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh cấp, thoát đối với các vùng nuôi tập trung, vùng nuôi tôm ứng dụng CNC; đầu tư hệ thống điện 3 pha, đặc biệt với vùng nuôi tôm CNC; phát triển giao thông phục vụ tốt cho sản xuất và logistics. Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, làm đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; thúc đẩy liên kết Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - các tổ chức tín dụng - nhà mạng - nhà bán lẻ/nhà phân phối.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng thì việc phát triển các mô hình nuôi tôm nước lợ cần rất nhiều yếu tố như quy hoạch, phát triển vùng nuôi, đầu tư cơ sở hạ tàng phụ trợ, chuỗi liên kết... Tuy nhiên giải pháp quan trọng mà ngành nông nghiệp Sóc Trăng thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của ngành tôm là khuyến khích các doanh nghiệp kết hợp với các tổ chức nghiên cứu công lập để đảy nhanh quá trình nghiên cứu và chuyên giao các công nghệ nuôi mới. Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng hàng hóa nuôi phục vụ nuôi tôm; đào tạo cán bộ có trình độ kỹ thuật trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm; nâng cao năng lực tiếp nhận và ứng dụng khoa học tiên tiến của người nuôi tôm…
Với những quyết sách đúng đắn cũng như sự quyết tâm của tất cả các bên liên quan hi vọng trong thời gian tới việc phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Sóc Trăng sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực. Quý khách dang nuôi tôm tại Sóc Trăng nếu cần cung cấp bạt lót ao hồ hãy liên hệ với công ty Phú Sơn qua hotline/zalo 0986126825 để được tư vấn và báo giá. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design