Nguyên nhân gây nứt tường nhà
Tường nhà chiếm một diện tích quan trọng trong kết cấu xây dựng của ngôi nhà. Tuy tường nhà ít có khả năng bị thấm dột hơn so với nhiều hạng mục khác song cũng không quá hiếm gặp.
Mọt trong những vấn đề khiến tường nhà gặp phải hiện tượng thấm dột là do bị nứt. Mức độ vết nứt nặng hay nhẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống chịu được hiện tượng thấm dột của tường ngôi nhà.
Để khắc phục triệt để hiện tượng thấm dột cho tường nhà thì phải giải queyets được nguồn gốc gaayneen hiện tượng thấm dột: tường nhà bị nứt. Vậy có những nguyên nhân nào gây nên hiện tượng tường nhà bị nứt, Cách khắc phục vết nứt như thế nào để đảm bảo hiệu quả sử dụng và khả năng chống thấm dột của tường nhà.
Trong thực tế hiện tượng tường nhà bị nứt là không quá hiếm gặp. Không chỉ ở những công trình cũ đã sử dụng lâu ngày khiến tường bị xuống cấp mà nhiều ngôi nhà vừa xây dựng xong bàn giao cho nguowifchur sở hữu cũng gặp phải heienj tượng này.
Có nhiều nguyên nhân dã được ccs chuyên giấc định có thể gây nên hiện tượng tường nhà bị nứt. Ở đây chúng tôi xin phép trình bày một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
-Chủ đầu tư tính toán sai so với dự kiến ban đầu:Đại đa số các nhà chủ đầu tư đều muốn tiết kiệm tối đa chi phí chi trả cho công trình. Vì thế mà dẫn tới hiện tượng rút bớt vật liệu, hoặc thay thế vật liệu khác rẻ tiền hơn so với trong kế hoạch dự án. Chính nguyên nhân này gây ra hiện tượng xuống cấp của ngôi nhà, một trong số đó là hệ thống chống thấm dột nhà bị suy giảm. Vấn đề này thường xảy ra ở các tòa nhà lớn, các khu đô thị lienf kề nơi mà người chủ sở hữu đích thực chỉ mua lại nhà từ chủ đầu tư.
-Do thiết kế tính toán sai kết cấu của cột, dầm, sàn: Đối với nhà dân dụng quy mô nhỏ, thì hiếm người người bỏ ra một số tiền không nhỏ để khảo sát địa chất trước khi thi công công trình xây dựng. Vì thế, đơn vị thiết kế thường dựa vào kinh nghiệm và đôi khi là thực tế những công trình kề bên đã thi công để đưa ra quyết định cho giải pháp kết cấu móng.
Ngoài ra còn là tình trạng nhiều công trình chủ nhân khong có theiets kế mà tự xây dựng theo kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của thợ thi công. Khi thi công không khảo sát kỹ điều kiện thực tế tại công trình khiến cho tường nhà cũng có thể bị nứt. Vấn đề này ở các vùng quê là rất phổ biến.
- Do thi công không đúng kỹ thuật:
Thực sự đây là một vấn đề rất khó kiểm soát khi hầu hết chúng ta đều không có chuyên môn sâu trong lĩnh vực xây dựng để có thể giám sát được việc thi công của người thợ.
Tay nghề của người thợ là vấn đều rất khó kiểm sát trong thực tế xây dựng hiện nay. Không phải người thợ thi công toàn nhà cao tầng là có thể thi công cho nhà dân dụng và ngược lại.
Mặt khác trong quá trình thi công hiện nay sử dụng chủ yếu vữa xi măng cát. Chỉ cần người trộn hồ cho nhiều xi măng hơn mức cần theiets, hoặc ít xi măng quá đi cũng có thể ảnh hưởng đến lớp vữa trát vào công trình và có thể gây ra hiện tượng nứt.
Ngoài ra còn là tình trạng “bắt chước” khi tự thiết kế cho công trình xây dựng sau. Có trường hợp 2 nhà cạnh tranh một nhà làm trước thiết kế với kết cấu chịu lực tốt dã sử dụng nhiều năm không gặp vấn đề gì nhưng nhà sau bắt chước y chang như vậ lại gặp phải sự cố. Nguyên nhân do nền đất của 2 căn nhà là không giống nhau . Do vậy khi thi công móng bạn phải thông báo với bên thiết kết ngay nếu thấy nền móng có vấn đề.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tường bị nứt. Để xác định chính xác nguyên nhân cần phải khảo sát kỹ tại thực tế công trường mới có thể đưa ra tư vấn phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Đối với từng công trình cụ thể cần có khảo sát ch tiết để đưa ra được biện pháp xử lý hiệu quả và tiết kiệm nhất. Ở đây chúng tôi xin trình bày 2 cách để khắc phục nhanh hiện tượng tường nhà bị nứt:
- Sử dụng phụ gia chống thấm để thi công phủ lên trên bề mặt tường với những vết nứt dạng chân chim của vữa. Các loại phụ gia do Sika sản xuất là một lựa chọn hiệu quả để tạo lớp chống thấm bịt kín các vết nứt của tường nhà.
-Với các vết nứt trên tường: Hãy dùng vữa để trám các lỗ hổng và các vết nứt lớn sau đó, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời. Ðể kết quả tốt nhất phải đảm bảo cho bề mặt cần sơn được sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường dưới 16%. Sau khi chuẩn bị tốt bề mặt thì phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1- 2 lớp sơn chống thấm lên trên.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết Khắc phục vết nứt trong công trình xây dựng để biết thêm những hướng giải queyets khi gặp phải tình trạng này.
Trên đây chúng tôi vừa trình bày các nguyên nhân gây ra nứt tường nhà. Hy vọng sẽ giúp bạn được đôi chút trong quá trình tìm hiểu và xử lý sự cố thấm dột cho công trình. Đối với những công trình cụ thể hãy liên hệ với cá đơn vị chuyên nghiệp để được hỗ trợ và thi công đúng kỹ thuật. Mọi ý keiens đóng góp và thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được hỗ trợ. Rất hân hạnh được phục vụ!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY LẮP PHÚ SƠN
Địa chỉ: Số 11 - ngõ 488 - Ngọc Hồi- Văn Điển-Thanh Trì -Hà Nội
VPGD: Phòng 234 Tòa VP6 Khu đô thị Linh Đàm - Hoàng Mai -Hà Nội
Điện thoại: 0462592729
Di động: 0986126825
Email: phuson2015@gmail.com
Website: http://xaylapphuson.vn/
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design