Một số phương pháp xử lý nứt bê tông trong thi công xây dựng
Với sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế trong những năm vừa qua các công trình xây dựng tại Việt nam mọc lên rất nhiều. Và bê tông giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển mạnh mẽ của các công trình xây dựng. Việc đảm bảo chất lượng bê tông trong quá trình thi công các công rình xây dựng liên quan mật thiết đến chính chất lượng của công trình khi đưa vào sử dụng.
Trong việc đảm bảo chất lượng bê tông nhận diện và xử lý các khuyết tật trong bê tông sẽ rất quan trọng đến chất lượng cảu bê tông cũng như chất lượng chung của công trình. Trong thi công bê tông phổ biến 3 loại khuyết tật chủ yếu là: rỗ bê tông, nứt bê tông và hiện tượng bê tông trắng mặt. Tất cả những hiện tượng này đã được chúng tôi trình bày trong bài viết: xử lý các khuyết tật của bê tông. Và trong một bài viết khác Nguyên nhân và phân loại nứt bê tông chúng tôi cũng đã trình bày khá kỹ lưỡng về một hiện tượng hay gặp trong thi công bê tông là nứt bê tông. Khi thi công mà gặp phải hiện tượng nứt bê tông chúng ta sẽ phải xử lý như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Đó là băn khoăn của không chỉ những người thi công mà cả của những chuyên gia nghiên cứu trong khoa học xây dựng. VỚi mong muốn góp thêm một tiếng nói nhỏ để gơp phần giải queyets hiện tượng nứt bê tông chúng tôi xin cung ấp một số thông tin về Phương pháp khắc phục hiện tượng nứt bê tôn.
Như chúng tôi đã trình bày hiện tượng nứt bê tông không hiếm gặp ở cả công trình lớn lẫn ở quy mô hộ gia đình, từ những công trình đường sá cầu cóng, cho đến những sàn mái bê tông nhà ở dân dụng... Mặc dù các đơn vị xây dựng cũng hết sức cố gắng song việc giải queyets triệt để hiện tượng nứt bê tông vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tượng nứt bê tông gây ra những nghi ngại khong đáng có về chất lượng công trình xây dựng trong thực t, để lại những hệ lụy không đáng có.
Vết nứt trong thi công bê tong đa dạng phong phú về chủng loại cũng như hình thức và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này: do lực tác dodngj, do co ngót không đều của bê tông. Thông thường các nguyên nhân gây nứt bê tông có thể được phân loại như sau:
a.Theo nguyên nhân xuất hiện:
– Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.
– Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.
– Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm.
– Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác…
– Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu, (cần gia cố kết cấu bê tông trước)
– Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm).
– Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.
– Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).
Việc tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây nứt bê tông sẽ giúp cho việc xử lý vết nứt trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Đây là công việc mà các bên liên quan cần phải tập trung giải queyets để đảm bảo chất lượng thi công cho bê tông nói riêng và chất lượng công trình nói chung.
Phương pháp sửa chữa vết nứt tiên tiến hiện nay là bơm keo epoxy như : SL-1400, Sika 752, E500 hoặc E206 vào trong vết nứt. Ưu điểm các loại Epoxy này đều có độ nhớt thấp nên dễthấm sâu vào bên trong vết nứt và có tác dụng tăng cường khả năng chịu lực, chống thấm, chống ăn mòn, gia cố kết cấu bê tông và ngăn chặn sự rò rỉ nước. Tại những vị trí đã xử lý chất lượng bê tông tốt hơn bê tông ở những vị trí khác.
Để việc xử lý vết nứt bê tông đạt hiệu quả tốt, trước khi thi công cần khảo sát hiện trạng , đánh giá và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp. Việc xử lý vết nứt cần xem sét đến các yếu tố như : chiều rộng, chiều sâu vết nứt , thiết bị và loại keo Epoxythi công
…
Hiện tại phổ biến 3 cách để xử lý dứt điểm hiện tượng nứt bê tông xảy ra trong công trình xây dựng:
– Xử lý bằng máy bơm áp lực. (bê tông có độ dày > 30cm): Bơm Epoxy vào các vết nứt bằng máy bơm áp lực cao: chỉ trị được các vết nứt có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trở lên, còn các vết nứt có độ rộng từ 0,15 mm đến 0,5 mm(ở Việt Nam đa số là các vết nứt loại này) vẫn bị nứt lại sau khi bơm, bởi vì vết nứt nhỏ khi dùng áp lực cao để bơm keo Epoxy không đủ thời gian thẩm thấu vào hết toàn bộ chiều sâu khe nứt(vết nứt nhở cản trở)
– Xử lý bằng xy lanh. (bê tông có độ dày <=30cm): Dùng hệ thống xy lanh (không dùng máy bơm) bơm với áp lực thấp do vậy đưa keo vào sâu các vết nứt có độ rộng từ 0.15 mm đến 1mm (keo chảy theo kiểu thẩm thấu chậm)
– Xử lý cắt bề mặt bê tông theo hình chữ V.(vết nứt rạn bề mặt: Đục tại vết nứt thành hình chữ V và trám một số loại Epoxy ngoài thị trường. phương pháp này vẫn bị nứt trở lại vì tiết diện bám dính giữa hai mép của đường nứt nhỏ, khi nhiệt độ thay đổi , bê tông co giãn. Nếu vết nứt rộng thì xử lý được.
Trên đây chúng tôi vừa trình bày các phương pháp xử lý nứt bê tông phổ biến trong thi công công trình xây dựng. hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp góp phần nâng cao hiệu quả thi công bê tông nói riêng và thi công công trình xây dựng nói chung. Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Rất hân hạnh được phục vụ !
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY LẮP PHÚ SƠN
Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
VPGD: P234, tòa VP6, khu Đô thị Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Sika TP Hồ Chí Minh: 303 Lý Thái Tổ - Quận 10 - TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 046 2592729 DĐ: 0986 126825 Email: phuson2015@gmail.com
Website: http://xaylapphuson.vn/
Người gửi / điện thoại
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội
- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội
-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Di động: 0986126825 Website: https://xaylapphuson.vn/
- Điện thoại: 0246 2592729 Email: phuson2015@gmail.com
THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design