Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

untitled-1

Hotline: 0986126825

3
banner-mang-chong-tham-hdpe

Mô hình nuôi cá tầm tại Sơn La

Cá tầm là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế cao. Cá tầm vốn là đặc sản của các nước có khí hậu lạnh. Tại Việt Nam những vùng nuôi được cá tầm cũng không có nhiều. Vì thế việc phát triển các mô hình nuôi cá tầm hướng đến tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia từ Nga và Nauy mà mô hình nuôi cá tầm tại Sơn La đã cho những kết quả đáng ghi nhận. Sản phẩm từ mô hình nuôi cá tầm theo tiêu chuẩn quốc tế trong lòng hồ thủy điện Sơn La đã và đang khẳng định được uy tín, chất lượng trên thị trường.

Tiềm năng phát triển cá nước lạnh trên lòng hồ thủy diện Sơn La:

Thủy điện Sơn La là hồ thủy điện có công suất lớn hàng đầu cả nước. Ngoài việc có những đóng góp quan trọng đối với an ninh năng lượng của quốc gia thì lòng hồ thủy điện này còn có tiềm năng để phát triển các loại thủy sản đặc sản. Một trong những khu vực có tiềm năng phát triển nghè nuôi cá tầm là tại khu vực hạ lưu của lòng hồ thuộc bản Lả, xã xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đây là khu vực khuất gió, nguồn nước sạch và dồi dào có tiềm năng có nghề nuôi cá tầm phát triển. Tỉnh Sơn La dã cho thử nghiệm nuôi cá tầm trên lòng hồ thủy điện từ năm 2012. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy cá tầm phát triển tốt trong môi trường tại khu vực thử nghiệm, tỉ lệ sống cao, năng suất và chất lượng đảm bảo. Đặc biệt một số giống cá tầm quý hiếm như cá tầm Nga, cá tầm Belgula... phát triển rất tốt cho trọng lượng lên dến 50 - 70kg/ con.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn Chi cục trưởng Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La cho biết; hiện nay địa phương đang tập trung vào phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản dược ưu tiên phát triển là trên lòng hồ thủy điện Sơn La tại các huyện Quỳnh Nhai và Mường La. Chủ trương của địa phương là phát triển các mô hình nuôi thủy sản theo hướng tập trung, quy mô lớn. Sản phẩm cá nước lạnh là sản phẩm được khuyến khích nuôi trồng trên lòng hồ thủy điện. Trước tiên sẽ phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngay tại địa phương sau đó hướng tới xuất khẩu sang các thị trường khác.

Bạt lót hồ nuôi tôm cá bằng HDPE

“Sơn La là một trong những địa phương có lợi thế về nuôi cá nước lạnh do điều kiện tự nhiên phù hợp. Ngoài ra, tỉnh cũng đã chú trọng chỉ đạo các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn cũng như người dân trên địa bàn đầu tư phát triển theo hướng công nghệ, kỹ thuật cao. Đặc biệt, trên địa bàn cũng đã phát triển được một số doanh nghiệp chăn nuôi thủy sản, nuôi cá tầm, cá hồi… Điển hình là mô hình nuôi cá tầm của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam trên địa bàn huyện Mường La, thời gian qua đã hoạt động khá hiệu quả”, ông Nguyễn Ngọc Toàn chia sẻ với báo Nông nghiệp Việt Nam.

Mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ thủy điện Sơn LaMô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ thủy điện Sơn La

Một trong những đơn vị nuôi cá tầm đầu tiên tại Sơn La là công ty TNHH MTV  cá tầm Việt Nam - Sơn La một thành viên của Tập đoàn cá tầm Việt Nam. Nhờ nuôi cá tầm theo tiêu chuẩn VietGap sản phẩm của công ty đã được Trung tâm Chuyển giao công nghiệp và Dịch vụ thủy sản Việt Nam (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT) chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP vào tháng 10/2017.

Mỗi sản phẩm cá hồi khi đưa ra thị trường đều được công ty gắn mã để người tieu dùng có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Sử dụng diện thoại thông minh các khách hàng mua cá tầm có thể quét để biết toàn bộ thông tin về sản phẩm cá tầm: giống cá, thời gian bắt đầu thả nuôi, địa điểm nuôi, Hiện nay sản phẩm cá tầm của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận. Sản lượng tiêu thụ tại Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên... đang không ngừng gia tăng.

Ông Nguyễn Ngọc Lan, quản lý phụ trách trang trại cá tầm của Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam - Sơn La chia sẻ: Từ khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các khu du lịch mở cửa trở lại, cá tầm Việt Nam lại tiêu thụ bình thường. Bình quân mỗi tháng chúng tôi tiêu thụ hơn 10 tấn cá tầm. Nếu cố gắng mỗi tháng tiêu thụ từ 13 - 20 tấn thì tình hình sản xuất, kinh doanh sẽ ổn định.

Quy trình nuôi cá tầm tại hồ thủy điện Sơn La:

Ông Mai Tuấn Anh, kỹ sư trưởng công ty TNHH MTV cá tầm Việt Nam - Sơn La cho biết: môi trường lòng hồ thủy điện Sơn La rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của con cá tầm. . Đến năm 2015, Công ty đã mở rộng số lượng lồng bè lên 283 lồng với diện tích nuôi khoảng gần 4ha trên lòng hồ với 200.000 con cá giống, khoảng 200 tấn cá thương phẩm và 100 tấn cá bố mẹ.

Ông Mai Tuấn Anh nhấn mạnh: “Cá tầm nuôi ở hồ thủy điện Sơn La chủ yếu cần quan tâm về vấn đề nhiệt độ. Do cá tầm là loài sống ở môi trường nước lạnh, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, thậm chí làm cá chết. Còn các vấn đề sức khỏe khác, chúng tôi đều không cần dùng thuốc và kháng sinh mà chỉ cần bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá”

Ông Mai Tuấn Anh cho biết thêm: cá tầm nuôi tại lòng hồ thủy điện Sơn La phát triển rất thuận lợi. Các sản phẩm ddeuf đảm bảo tiêu chuẩn VietGap và các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phảm. Trọng lượng cá trung bình đạt 2kg/1 con sau khoảng 2 năm thả nuôi.

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình nuôi cá tầm trong lòng hồ thủy điện Sơn La là thức ăn. Thức ăn mà các trang trại nuôi cá tầm tại Sơn La đang sử dụng hiện nay là phối hợp giữa thức ăn công nghiệp với cá mương, cá biển xay nhuyễn. Loại thức ăn này có độ đạm cao giúp cá tầm phát triển nhanh và khỏe mạnh. Khi cá còn nhỏ sẽ sử dụng cá tươi trộn với thức ăn công nghiệp. Khi cá lớn có thể cho ăn cám nông nghiệp và cám công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Cần lưu ý khi thời tiết nắng nóng cần giảm lượng thức ăn và khi trời mát sẽ tăng lượng thức ăn đẻ đảm bảo cá tăng trọng lượng.

Cá tầm phát triển tốt trong lòng hồ thủy điện Sơn LaCá tầm phát triển tốt trong lòng hồ thủy điện Sơn La

Chia sẻ về quy trình nuôi cá tầm, ông Nguyễn Ngọc Lan, quản lý phụ trách trang trại cá tầm của Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam - Sơn La khẳng định, cá tầm nơi đây được nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật của Nga và Na Uy. Cá tầm nuôi trong lòng hồ thủy điện Sơn La được chăm sóc kỹ lưỡng, hàng tháng được cân kiểm tra trọng lượng để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày. Bên cạnh đó là chủ động điều chỉnh lượng thức ăn theo thời tiết nắng nóng hay râm mát. Cùng với đó quy trình nuôi cá tầm cũng được thực hiện đúng theo sự hướng dẫn từ các chuyên gia nước ngoài từ lượng thức ăn tươi cho đến thức ăn công nghiệp.

Ông Lan cũng chia sẻ thêm, điều kiện về cơ sở vật chất phải đủ lồng bè để nuôi cá. Một lồng sẽ được quy định nuôi từ 500 - 700 con. Đặc biệt, lồng bè nuôi cá tầm phải được sắp xếp thuận tiện theo dòng nước chảy, cần đảm bảo không cản trở dòng thủy điện và phải thông thoáng, thông lưu dòng chảy để có oxy và độ pH đúng tiêu chuẩn của nuôi trồng thủy sản.

Mô hình nuôi cá tàm cá hồi trong hồ thủy điện tại Lào Cai

Tại lòng hồ thủy điện Sơn La cá tầm sẽ được nuôi trong các lồng có quây lưới với độ sâu từ 4 - 6m. Các trang trại nuôi cá tàm sử dụng lưới quây để tận dụng những ưu điểm của môi trường tự nhiên. Mật độ thả nuôi cá được điều chỉnh theo kích cỡ cá. Vì thế kỹ thuật viên phải thường xuyên sàng lọc để đều chính mật độ thả nuôi cũng như chế độ chăm sóc cho phù hợp.

“Thời điểm hiện tại, chúng tôi đang gặp khó khăn về vấn đề giống nuôi. Trước đây giống cá tầm hoàn toàn được nhập từ Nga và Mỹ nhưng thời kỳ Covid-19 khiến đường bay quốc tế bị gián đoạn nên chúng tôi hiện nay không nhập được trứng cá tầm từ Nga. 3 năm nay chúng tôi không thể nhập được trứng cá tầm của Nga và rất mong muốn có thể tiếp tục nhập trong cuối năm nay”, ông Nguyễn Ngọc Lan bày tỏ.

Vấn đề tìm kiếm nguồn giống thả nuôi hiện nay còn nhiều khó khăn. Do tập đoàn cá tầm Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số giống cá tầm để cung cấp cho một số trang trại của tập đoàn tại các tỉnh khu vực phía nam như Lâm Đồng, Đăk Lắc, Bình Thuận còn tại Sơn La vẫn phải phụ thuộc vào nguồn giống nhạp khẩu. 

Thực hiện quy trình VietGap trong nuôi cá tầm tại Sơn LaThực hiện quy trình VietGap trong nuôi cá tầm tại Sơn La

Chi cụ trưởng chi cục Chăn nuôi, Thú y  và Thủy sản Sơn La cho hay: "Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã phối hợp với các bộ ngành trung ương, đặc biệt là một số cơ quan của Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và Trung ương Hội Nông dân, Liên minh HTX Việt Nam để triển khai kết nối tiêu thụ đối với các sản phẩm cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh. Chúng tôi cũng có chương trình phối hợp với một số địa phương khác, đặc biệt là phối hợp với tỉnh Lào Cai để tổ chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm cũng như trao đổi kinh nghiệm sản xuất cũng như kết nối tiêu thụ sản phẩm đối với thị trường tỉnh bạn và có thể hướng đến xuất khẩu sản phẩm cá tầm sang thị trường Trung Quốc”, 

Phát triển mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ thủy điện tại Sơn La là hướng đi đúng khi tận dụng được điều kiện tự nhiên sẵn có để phát triển loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. hi vọng trong thời gian tới cá tầm Sơn La sẽ có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường qua đó giúp người dân Sơn La cải thiện đời sống, nang cao thu nhập. 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
DANH MỤC SẢN PHẨM
hotlinesidebar
THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 37
Trong ngày: 114
Trong tuần: 914
Lượt truy cập: 1252842
* THÔNG TIN CÔNG TY

- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 488 Đường Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội  

- VPGD: Phòng 3532 Tòa VP6-KĐT Linh Đàm-Hoàng Mai-Hà Nội

-VPMN: 80/16 Đô Lương, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Di động: 0986126825          Website: https://xaylapphuson.vn/

- Điện thoại: 0246 2592729   Email: phuson2015@gmail.com 

20150827110756dathongbao

GOOGLE MAP

FACEBOOK

THIẾT KẾ BỞI: HGĐP Design